-
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2
Đã có phương án tăng
Theo thông tin từ UBND TP.HCM, hệ số điều chỉnh giá đất tại TP.HCM được điều chỉnh lần mới đây nhất là năm 2015.
Để thực hiện việc điều chỉnh tăng giá đất lần này, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 phương án hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018.
. |
Theo đó, ở Phương án 1, hai sở đề xuất giữ hệ số điều chỉnh giá đất như Quyết định số 19 của UBND TP.HCM quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017. Với Phương án 2, hai sở đề xuất tăng 0,1 lần.
Lý giải đề xuất tăng hệ số điều chỉnh giá đất, hai sở trên cho rằng, khi xây dựng bảng giá đất năm 2015, giá đất tại bảng giá đất đã tăng khoảng 2 lần so với bảng giá đất năm 2014, dẫn đến nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất từ năm 2015 cũng tăng lên.
Do đó, khi xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất, hai sở đã cân đối giá đất phù hợp, tạo điều kiện cho người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tránh tình trạng giá tăng đột biến, bởi giá đất do UBND Thành phố quy định tại bảng giá đất hiện chỉ bằng khoảng 1/3 giá thị trường.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng, việc tăng 0,1 lần hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 là phù hợp với giá đất tăng của thị trường. Việc tăng này cũng không gây xáo trộn, ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng đất, vì chỉ tăng 10%.
Cũng theo ông Thắng, hiện giá đất trên thị trường bất động sản TP.HCM đang tăng so với năm 2015, 2016 và việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất có thể làm giá đất tăng thêm.
Lo giá đất tăng mạnh
Liên quan thông tin về việc UBND TP.HCM dự kiến tăng hệ số giá đất, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Đại Phúc Land cho rằng, giá đất mà TP.HCM áp dụng chủ yếu cho việc đền bù giải phóng mặt bằng dự án. Khi giá đất tăng, tiền thuế đất, tiền giải phóng mặt bằng tăng, kéo theo giá đất và giá nhà dự án cũng tăng theo, nên tạo thêm gánh nặng cho thị trường.
Cũng theo bà Hương, Thành phố đang thiếu kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, nếu hệ số giá đất tăng thì việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng sẽ còn khó khăn hơn.
“Thực chất, tháng này, UBND TP.HCM cũng ban hành điều chỉnh hệ số giá đất ở một số quận, huyện, dự án. Nếu thông qua tiếp việc tăng giá đất toàn Thành phố, thì giá đất tại những điểm vừa được công bố tăng hệ số giá đất sẽ đội giá lên tiếp. Đây là điều khó cho doanh nghiệp cũng như ngay cả chính quyền địa phương khi áp giá đất đền bù”, bà Hương phân tích.
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, thực trạng giá đất của từng quận, huyện của TP.HCM hiện không đồng nhất cũng dễ hiểu, vì đây là vấn đề chung của cả nước. Đó là tiền sử dụng đất trong nhiều trường hợp được tính theo bảng giá đất của địa phương, với giá thấp hơn nhiều so với giá đất giao dịch trên thị trường.
“Việc cho thuê đất với giá chưa phù hợp dẫn đến tình trạng đầu cơ không chỉ với đất ở, mà với cả đất sản xuất nông nghiệp, đất kinh doanh”, ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiệp, những bất cập hiện nay liên quan việc tính tiền sử dụng đất và việc điều chỉnh bảng giá đất kéo gần sát với giá của thị trường nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và tăng thu ngân sách cần được thực hiện đồng bộ. Nếu chỉ tăng bảng giá đất ở từng địa phương, thì không những không giải quyết được triệt để vấn đề, mà còn khoét sâu, gây ảnh hưởng nhiều hơn. Theo đó, phải đưa giá trong bảng giá đất của địa phương sát với giá của thị trường, là cơ sở và căn cứ để tính tiền sử dụng đất, thuế, bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất…
Ông Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, để việc tăng giá đất không ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp, UBND TP.HCM cần hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, một trong những giải pháp cụ thể để hoàn thiện chế định pháp luật về tiền sử dụng đất là hợp thức hóa chế độ tính tiền sử dụng đất cho người dân chưa được cấp giấy chứng nhận vào thời điểm họ sử dụng ổn định, thay vì phải nộp tiền theo giá trị đất tại thời điểm xin cấp giấy chứng nhận.
Hay đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để giải quyết nhu cầu của người dân, nên đưa ra các chính sách như sử dụng ổn định trong 10 - 15 năm thì được giảm một phần tiền sử dụng đất.
“Việc đưa bảng giá đất sát với thị trường sẽ giúp việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, đồng thời chấm dứt tình trạng giá đất sản xuất nông nghiệp, đất kinh doanh bị đẩy lên cao do ôm đất chờ chuyển đổi mục đích sử dụng. Khi giá đất gần giá thị trường, thì việc ôm đất và không sử dụng, khai thác sản xuất trên đất sẽ không thu được lợi từ sự chênh lệch này”, ông Nguyễn Văn Hiệp nói.
-
Doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng vào thị trường quý IV -
Đề xuất đánh thuế người có nhiều nhà, đất; Giá nhà sẽ tăng 15 - 20% do ảnh hưởng của bảng giá đất -
“Bắt mạch” thị trường bất động sản cuối năm: Dòng tiền đổ mạnh về khu Đông Bắc Hà Nội -
Bất động sản Đồng Nai chờ hồi phục -
Các phân khúc địa ốc tại Long An bắt đầu cân bằng -
Bộ Tài chính đồng tình với việc đánh thuế bất động sản thứ hai -
Hà Nội quy định diện tích tách thửa, hợp thửa với từng loại đất
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"