
-
Sôi động thị trường M&A khu công nghiệp
-
Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
Thị trường bất động sản 2023: Nhà đầu tư vẫn lạc quan -
Lo giá nhà ở xã hội tăng -
Lý do Pavilion Premium là điểm sáng trên thị trường bất động sản đầu năm 2023 -
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng phục hồi
Sau những tín hiệu phục hồi khả quan sau đại dịch, trước những biến động của nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Cụ thể, chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần tăng lãi suất và tăng trần lãi suất tiền gửi. Trong lần điều chỉnh cuối ngày 24/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho quyết định nâng các loại lãi suất điều hành thêm 1%/năm nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng đến hết quý III đạt 10,5% rất gần mục tiêu 14% mà Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng. Với kết quả này, hạn mức tăng trưởng tín dụng chỉ còn khoảng 3,5% cho quý cuối năm. Với hạn mức này, tín dụng sẽ tập trung ưu tiên mục đích cho và sản xuất - kinh doanh và các dịch vụ liên quan.
![]() |
Các doanh nghiệp cần linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế. |
Theo ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, việc Chính phủ chủ động siết chặt các kênh huy động vốn như trái phiếu, tín dụng sẽ có những tác động ngắn hạn nhất định đến nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất và dịch vụ trong nước, trong đó có bất động sản. Đổi lại, thị trường tài chính sẽ minh bạch, tăng uy tín trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng này cũng giới hạn khả năng tiếp cận nguồn vốn trong nước của các doanh nghiệp bất động sản.
“Các nhà đầu tư cũng như các đơn vị phát triển bất động sản đang bị đẩy vào một giai đoạn đầy thách thức khi các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu, tín dụng, thị trường chứng khoán đều bị gián đoạn”, ông Neil MacGregor nói.
Để đảm bảo ngành bất động sản duy trì tốc độ phục hồi ổn định cũng như nguồn cung ở các phân khúc để phục vụ nhu cầu của các ngành kinh tế khác, ông Neil MacGregor cho rằng, việc huy động dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ là giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp.
“Trong khi các kênh huy động vốn đều không khả thi, các doanh nghiệp nên tìm đến kênh FDI như một giải pháp phù hợp. Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dẫn đầu là nhóm ngành sản xuất - chế tạo và bất động sản. Cần phải khẳng định đây là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh như hiện nay”, ông Neil MacGregor nói.
Trên thực tế, việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ dòng FDI là hoàn toàn khả thi bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam hiện nay là rất lớn.
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, tổng FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
"Các doanh nghiệp cần linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế. Với những quỹ đất sạch, cách làm việc minh bạch và năng lực sẵn có của chủ đầu tư, không khó để doanh nghiệp tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Hơn nữa, với những lợi thế về am hiểu thị trường và các thủ tục hành chính của doanh nghiệp trong nước, kết hợp với kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài, rất nhiều dự án bất động sản quy mô lớn với chất lượng tốt đã được cung cấp cấp cho thị trường ở mọi phân khúc", ông Neil MacGregor nói.

-
Công ty Phúc Thành miền Trung đề xuất đầu tư Cụm công nghiệp thị trấn Mộ Đức -
Bà Rịa - Vũng Tàu muốn xây dựng Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ -
Doanh nghiệp bất động sản tung giải pháp đột phá đón làn sóng mới -
The Ori Garden - “Con cá bơi ngược dòng” của thị trường bất động sản -
Siết quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước, Hà Nội rà soát giá cho thuê, sửa quy định quản lý -
Quảng Trị hối thúc tiến độ dự án trọng điểm trong Khu Kinh tế Đông Nam -
Dự án Filmore (Đà Nẵng) đủ điều kiện được bán đợt 1 với số lượng 1 căn hộ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm