-
Nhập thép cuộn cán nóng tăng mạnh, 9 tháng đạt 8,8 triệu tấn -
Tập đoàn Khách sạn RAMID nghiên cứu dự án sân, resort và học viện golf tại Bình Định -
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản
Tỉnh Gia Lai đã chính thức có quyết định thu hồi 2 dự án trồng tiêu và chuyển đổi dự án trồng cỏ nuôi bò của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG).
Theo đó, tỉnh Gia Lai đã nhận được công văn đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà máy nước ép trái cây tại tỉnh và đồng ý cho phía Hoàng Anh Gia Lai chuyển đổi tổng cộng gần 685ha đất trồng cỏ sang trồng cây ăn trái để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến các sản phẩm trái cây của tập đoàn.
Cụ thể, Công ty Bò sữa Tây Nguyên được chuyển đổi 195,8ha đất tại huyện Ia Grai do tỉnh cho thuê tại quyết định số 73 năm 2015.
Công ty Chăn nuôi Gia Lai được chuyển đổi 488,8ha tại huyện Mang Yang được tỉnh cho thuê tại quyết định số 79 năm 2015.
Đây là một hướng đầu tư mới của Hoàng Anh Gia Lai trong giai đoạn khó khăn này. Khoản nợ 28.000 tỷ đồng dù được phía Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu giãn nợ, song vẫn là một gánh nặng đòi hỏi tái cơ cấu doanh nghiệp. Cách đây vài ngày Hoàng Anh Gia Lai đã bị thu hồi dự án nuôi bò, trồng cỏ và nuôi bò thịt công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh Gia Lai cũng thu hồi 50ha của Hoàng Anh Gia Lai ở TP Pleiku với hiện trạng là đất đang trồng tiêu và đất đường lô. Sau khi thu hồi, đất sẽ được giao cho Công ty nông nghiệp Nuti (công ty con của Nutifood) để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu.
Số đất trên do UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tập đoàn năm 2001 và còn hiệu lực đến năm 2042.
Kết thúc quý I/2016, doanh thu của tập đoàn tăng gần gấp đôi lên 1.972 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi phí vay lãi quá lớn lên tới 304 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh chỉ còn 90 tỷ, trong khi cùng kỳ đạt 303 tỷ đồng.
-
Top 25 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance gọi tên Viettel, FPT, Vietjet -
Nhập thép cuộn cán nóng tăng mạnh, 9 tháng đạt 8,8 triệu tấn -
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chính quyền và doanh nghiệp đồng lòng vì mục tiêu phát triển bền vững -
Tập đoàn Khách sạn RAMID nghiên cứu dự án sân, resort và học viện golf tại Bình Định
-
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai
-
1 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
2 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
3 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
4 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp -
5 Đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024