
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Trước thông tin bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 vừa đưa vào hoạt động đã quá tải, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM thông tin, theo báo cáo của bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, hiện nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 4.700 - 4.800 bệnh nhân đến khám, khoảng 1.000 - 1.100 bệnh nhân ngoại trú điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị trong ngày và số bệnh nhân nội trú là 800 - 900 người.
Trong đó, 84% bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành trong cả nước (trước đây tỉ lệ này ghi nhận khoảng 75%), số lượng bệnh nhân có địa chỉ tại TP.HCM đến khám không biến động nhiều (khoảng 700 – 750 bệnh nhân mỗi ngày).
“Với quy mô 1.000 giường bệnh và số bệnh nhân nội trú khoảng 800 - 900 người, bệnh viện đảm bảo giường nội trú cho những bệnh nhân diễn tiến nặng có chỉ định nhập viện. Do vậy hiện tại không có tình trạng quá tải đối với bệnh nhân nội trú cũng như không có tình trạng phải nằm ghép. Tuy nhiên, số lượng bệnh ngoại trú hiện tại khoảng 4.700-4.800, tăng khoảng 8-10% so với trước đây”, bà Như chia sẻ.
![]() |
Nhiều giải pháp giảm quá tải ở bệnh viện Ung bướu 2. |
Do đó, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp để giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh như: Tổ chức triển khai tiếp nhận và khám bệnh sớm từ 5 giờ sáng; tăng số ca xạ bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thức khoảng 22 giờ; tổ chức mổ ngoài giờ hành chánh và ngày thứ bảy…
Vì vậy, thời gian chờ mổ giảm còn từ 1 - 3 tuần tùy theo từng loại bệnh lý. Thời gian chờ xạ giảm trung bình khoảng 1 - 2 tuần so với trước đây, theo từng loại bệnh lý. Đối với bệnh nhân có bệnh lý ác tính thời gian chờ mổ ngắn hơn bệnh nhân có bệnh lý lành tính.
Tuy nhiên, theo Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, đầu tư xây dựng mới bệnh viện Ung bướu hiện đại là rất cần thiết nhưng chưa đủ, mà quan trọng hơn là cần tiếp tục huy động nguồn lực xã hội để triển khai hiệu quả chiến lược phòng chống ung thư mới thật sự là giải pháp vừa mang tính toàn diện, vừa mang tính khoa học và thực tiễn.
Ngành Y tế TP.HCM cũng xác định rõ việc xây dựng chiến lược phòng chống ung thư với các hoạt động trọng tâm được triển khai đồng bộ theo khuyến cáo của WHO là nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành y tế.
Trong đó, TP.HCM sẽ tăng cường công tác tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý ung thư, nhằm phát hiện ngày càng sớm những trường hợp ung thư để điều trị hiệu quả hơn, với thời gian ngắn hơn.
![]() |
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tìm kiếm nhiều giải pháp toàn diện trước bệnh ung thư hiện nay. |
Hiện nay, Sở Y tế cũng đang xây dựng kế hoạch nhằm xây dựng Trung tâm Khám sức khỏe và phát hiện bệnh sớm bằng công nghệ cao của TP.HCM trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM tăng cường phối hợp các tỉnh thành trong vùng nhằm triển khai công tác khám sàng lọc, đẩy mạnh phối hợp, hợp tác vùng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh lý ung thư thường gặp tại mỗi địa phương và hình thành “Mạng lưới phòng chống ung thư vùng”.
Mạng lưới có ý nghĩa chăm sóc bệnh nhân từ lúc tầm soát, phát hiện ung thư cho đến giai đoạn cuối, điều trị giảm nhẹ, chăm sóc ở tuyến cuối cho đến cộng đồng, không chỉ khu trú ở TP.HCM mà còn cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Căn cứ vào kế hoạch này, các Giám đốc Sở Y tế sẽ tham mưu cho lãnh đạo từng địa phương, để có sự đầu tư phù hợp theo quy mô vùng. Thời gian tới, Sở Y tế TP.HCM sẽ tổ chức Hội nghị Y tế vùng với sự tham dự của Sở Y tế các tỉnh, thành trong khu vực và các chuyên gia trong lĩnh vực ung bướu nhằm lấy ý kiến đồng thuận về kế hoạch hình thành “Mạng lưới phòng chống ung thư vùng”.

-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế