
-
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc nhận án 3 năm tù
-
Bắt hàng nghìn sản phẩm thời trang là hàng giả và gian lận xuất xứ Việt Nam
-
Phát hiện hành vi chôn lấp chất thải công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
-
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Bắc Giang
-
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng -
Truy tố 22 bị can trong đường dây cấp khống phiếu lý lịch tư pháp
Ngày 11/3, phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và các bị cáo liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các tổ chức khác tiếp tục phần xét hỏi.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, nội dung cáo trạng truy tố về bản thân là không đúng.
Cụ thể, nội dung cáo trạng thể hiện, bị cáo không giữ chức vụ trong Ngân hàng SCB nhưng do luôn nắm giữ cổ phần chi phối (từ 85% đến 91,5% tổng số cổ phần Ngân hàng SCB) nên Trương Mỹ Lan là người thực tế có “quyền lực” cổ đông chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của ngân hàng này ngay từ khi hợp nhất 3 ngân hàng tư nhân đến khi khởi tố vụ án. Đồng thời Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và phần lớn các Công ty trong hệ sinh thái.
![]() |
Bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại toà. |
Trả lời trước tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, trên thực tế, bản thân chỉ có hơn 4,9% cổ phần Ngân hàng SCB. Sau khi hợp nhất và yêu cầu phải có hơn 15% để mời công ty nước ngoài vào thì mới có cổ phần. Tổng cả gia đình chỉ có dưới 15% cổ phần, còn lại là của bạn bè ở nước ngoài nhờ đứng tên.
Bên cạnh đó, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng phản đối các cáo buộc như: Tuyển chọn, bố trí nhân sự là những người thân tín vào vị trí lãnh đạo chủ chốt Ngân hàng SCB để nắm quyền điều hành; thành lập các đơn vị thuộc SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; chỉ đạo thành lập, sử dụng các công ty “ma”, thuê/nhờ các cá nhân để đứng tên hồ sơ vay, cổ phần, tài sản đảm bảo, …; tạo lập hồ sơ vay vốn khống, hợp thức việc rút tiền của SCB; câu kết với các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật các Công ty có liên quan để tạo lập khoản vay, cùng sử dụng, chiếm đoạt tiền của SCB…
Lý giải về cáo buộc này, bà Lan cho biết, bản thân không biết gì về Luật ngân hàng.. Sau khi hợp nhất 3 ngân hàng, việc của bị cáo chỉ là đi lo về tiền, kiếm cổ đông nước ngoài vào. Còn việc điều hành ngân hàng như thế nào thì toàn bộ đều do Hội đồng quản trị tự điều hành dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Trước những lời khai trên của bà Lan, đại diện Hội đồng xét xử đặt câu hỏi, tại tòa, các bị cáo như Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB)… khai rất rõ việc quản lý vận hành Ngân hàng đều theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. “Bị cáo giải thích sao về nội dung này”, HDXX hỏi.
Bị cáo Trương Mỹ Lan lặp lại câu trả lời rằng, bản thân không có nghiệp vụ về Ngân hàng nên không chỉ đạo gì. Nhiệm vụ của bị cáo tại Ngân hàng SCB chỉ là đi giải quyết những vấn đề liên quan đến tài sản chứ không tham gia điều hành.
Bà Lan cho rằng, Võ Tấn Hoàng Văn được Nguyễn Thị Thu Sương (Chủ tịch HĐQT SCB) tuyển vào làm việc tại Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước xét duyệt. Hơn nữa, giữa Võ Tấn Hoàng Văn và bị cáo không có mối quan hệ gì, một năm chỉ gặp nhau 2 lần.
Liên quan đến cáo buộc bị cáo gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc trực tiếp đưa cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra, trên cơ sở đó, Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo thành viên trong Đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, làm nhẹ sai phạm của SCB và kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho SCB được tái cơ cấu… bị cáo Trương Mỹ Lan cũng khai là không đúng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai rằng, bản thân không biết bà Đỗ Thị Nhàn. Võ Tấn Hoàng Văn chỉ nói là gặp bà Nhàn để sớm kết thúc thanh tra để mời nhà đầu tư nước ngoài vào.
“Không hề có việc bưng bít, hối lộ. Việc bà Nhàn thanh tra thì có liên quan gì đến tôi, tôi có biết bà Nhàn đâu”, bị cáo Trương Mỹ Lan nói.
Tương tự, liên quan đến cáo buộc, bị cáo thông đồng, câu kết với các Công ty Thẩm định giá để cấp Chứng thư nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; không hoàn thiện thủ tục thể chấp, không đăng ký giao dịch bảo đảm để hoán đổi tài sản bảo đảm; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi giải ngân; bán nợ xấu, cấn trừ nợ để giảm dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu… bị cáo Trương Mỹ Lan khai rằng, không quen biết ai liên quan đến Công ty thẩm định giá. Không chỉ đạo ai ở Ngân hàng SCB.
Bị cáo Trương Mỹ Lan mong Hội đồng xét xử xem xét lại về mức giá, vì các Công ty thẩm định giá thẩm định không đúng theo giá thị trường. Thị trường bất động sản có lúc này lúc khác nên tài sản định giá chưa phù hợp với thực tế, giá thị trường còn cao hơn nhiều.

-
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Bắc Giang -
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng -
Truy tố 22 bị can trong đường dây cấp khống phiếu lý lịch tư pháp -
Vụ kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Thùy Tiên nhận gần 7 tỷ đồng hoa hồng -
Bộ Công Thương tổng kiểm tra hàng hóa "nóng" trên thị trường: thuốc, sữa, mỹ phẩm, xăng dầu... -
Thanh tra phát hiện nhiều điều khoản không đúng quy định trong hợp đồng mua nhà ở xã hội -
Khánh Hòa thu hồi khu "đất vàng” trong vụ án gây thất thoát gần 138 tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao