
-
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
-
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội
-
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91%
-
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng
-
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng -
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân
Sáng 21/5, bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đã trả lời báo chí liên quan đến việc, ngày 14/5, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét với Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường) cùng 8 người về tội Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, phóng viên nêu câu hỏi có dịch vụ công của thành phố được triển khai bởi Công ty Nhật Cường, bao gồm lĩnh vực giáo dục, vậy diễn biến trên ảnh hưởng như thế nào?.
Ông Hoàng Trung Hải nói, "vụ Nhật Cường là Bộ Công an làm, liên quan đến một doanh nghiệp trốn thuế". Trước phản ánh Công ty này cung cấp nhiều dịch vụ công cho Hà Nội, Thành uỷ đã giao cho UBND thành phố rà soát, "trước hết phải bảo đảm mọi việc không bị ảnh hưởng, nhất là bối cảnh chuẩn bị thi, sổ điểm như thế nào, dịch vụ công ra sao...".
"Cho đến nay, tôi được báo cáo hoạt động bình thường của thành phố không bị ảnh hưởng. Chủ tịch thành phố và giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đều bảo đảm việc này", Bí thư Hà Nội nói.
![]() |
Ông Hoàng Trung Hải trả lời báo chí sáng 21/5. Ảnh: Võ Hải. |
Theo ông Hoàng Trung Hải, thực tế có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ công cho thành phố chứ không chỉ Công ty Nhật Cường, do vậy Hà Nội sẽ "rà soát xem tỷ lệ bao nhiêu".
Ngoài ra, thành phố cũng rà soát lại việc "thông tin báo chí nêu về quy trình, thủ tục pháp lý chỉ định thầu (liên quan đến Công ty Nhật Cường) có đúng không? Việc nào sai thì xử lý, xem trách nhiệm của ai, như thế nào?".
"Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Công an, nếu có vấn đề liên quan thì thực hiện", ông nói.
Về việc ông chủ Nhật Cường Mobile đã bỏ trốn và bị truy nã, vậy Hà Nội có xem xét yêu cầu Công ty này chuyển giao hệ thống phần mềm liên quan về thành phố để quản lý, vận hành hay không, ông Hoàng Trung Hải nói "đây cũng là một giải pháp".
Ông nhấn mạnh chủ trương của thành phố, "trước hết bảo đảm mọi thứ hoạt động bình thường, sau đó sẽ đưa ra giải pháp để không bị ảnh hưởng".
Bí thư Hà Nội cho rằng, việc thuê dịch vụ (thuê ngoài) là hoạt động thông thường khi xây dựng chính quyền điện tử, vì không đơn vị nào làm chủ hết được; khi rủi ro phải có giải pháp dự phòng, nếu chưa có thì hình thành giải pháp.
Theo ông, việc xây dựng chính quyền điện tử có chủ trương từ Chính phủ và đã triển khai nhiều năm qua. Thành ủy Hà Nội cũng thực hiện việc này với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; giảm tiêu cực, nhũng nhiễu ở cơ sở.
Tuy nhiên, Thành ủy không quyết định từng việc cụ thể, chi tiết mà làm việc theo quy chế; nghĩa là những dự án ở cấp nào thì Thành ủy cho ý kiến, dự án nào không cần trình mà theo phân cấp tự quyết định. "Như vậy không phải dự án nào Thành ủy cũng quyết định", ông Hải nói.

-
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân -
Bộ Tài chính sau hợp nhất: Sắp tới sẽ ngày càng tốt lên, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn -
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể -
Bộ Tài chính: Bình quân mức thuế xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chỉ khoảng 15% -
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam -
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước -
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn