-
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa -
Đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án Sân gôn Indochina Hội An -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị đề nghị phạt 12-13 năm tù -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Đấu thầu lấy lệ để trục lợi -
Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM hầu tòa trong vụ án thứ hai -
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng
Sáng 20/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri quận 2.
Tham gia tiếp xúc cử tri còn có ông Phan Nguyễn Như Khuê – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội TP, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Cử tri không đồng ý kết luận thanh tra
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm
Tại đây, hầu hết ý kiến cử tri đề cập đến vấn đề khiếu nại, đền bù giải phóng mặt bằng và kết luận của Thanh tra Chính phủ về khiếu nại của người dân liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trong đó, cử tri mong muốn được trở về nơi ở cũ thuộc khu 4,3ha (khu phố 1, phường Bình An, quận 2) mà Thanh tra Chính phủ kết luận là ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, thu hồi 160ha (phần lớn giao cho doanh nghiệp làm dự án) được quy hoạch là khu tái định cư để thực hiện đúng chức năng tái định cư cho người dân.
Cử tri Nguyễn Thị Kim Phượng cho biết hiện đang ở trong căn chòi 20m2 trên nền đất cũ trước đây bị cưỡng chế thuộc khu 4,3ha. Cách đây 2 ngày, bà Phượng cũng phát biểu ý kiến trong buổi gặp mặt Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong để nghe thông báo về kết luận thanh tra và chính sách giải quyết cho hộ dân thuộc khu 4,3ha.
Hôm nay, một lần nữa bà Phượng mong muốn được trở về nơi ở cũ chứ không di dời và thực hiện hoán đổi đất như tổ công tác quận 2 đề xuất.
Ngoài ra, bà Phượng cũng đặt một số câu hỏi liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cụ thể, 160ha tái định cư cho dân 5 phường bị ảnh hưởng bởi dự án hiện nay đang thuộc quyền sở hữu của ai? Đất ngoài ranh quy hoạch được đưa vào quy hoạch Thủ Thiêm là bao nhiêu ha?
“Vì sao lại mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, liệu có liên quan đến sự nhập nhằng xác định đất trong ngoài ranh?”, bà Phượng đặt vấn đề.
Ngoài ra, bà Phượng mong được đền bù thoả đáng về vật chất lẫn tinh thần vì nhiều năm sống cực khổ theo đuổi đến cùng đề đòi công lý. “Mong đại biểu có tiếng nói đến Quốc hội giải quyết hợp tình hợp lý, người dân mong muốn quay về chỗ cũ, không di dời” - bà Phượng tha thiết một lần nữa.
Trong khi đó, cử tri Phạm Văn Thoi cho biết ông là “nạn nhân” của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. “Thành phố thiếu chính sách sau tái định cư cho người dân Thủ Thiêm. Không ai hỏi người dân sau khi đi ở đâu? Ai còn ai mất? Thành phố mang con bỏ chợ. Niềm tin của người dân vào thành phố suy giảm, rất khó lấy lại. Tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện dự án này”, ông Thoi nói.
Về kết luận thanh tra thành phố công bố, cử tri Nguyễn An Khương không đồng ý vì ngoài khu 4,3ha thì còn có 5 khu phố cũng ngoài ranh quy hoạch. Theo ông, UBND quận 2 chưa bao giờ thông báo quyết định thu hồi đất mà cưỡng chế nhà cửa của người dân. Do đó, ông đề nghị truy tố UBND quận 2 vì tội hủy hoại tài sản người dân trong đó có người đứng đầu chính quyền quận thời kỳ đó.
“Mong đại biểu đưa vấn đề này ra nghị trường Quốc hội để sáng tỏ. Người dân đã khổ vì 2 cuộc chiến tranh nay thêm 22 năm khiếu nại vì Thủ Thiêm. Người dân không muốn kéo dài nữa”, ông Khương nói.
Cử tri Trần Thị Mỹ (77 tuổi) ròng rã theo đuổi khiếu nại vụ Thủ Thiêm mười mấy năm qua
Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm
Lắng nghe ý kiến cử tri, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội cho biết lần này quay trở lại quận 2 như tinh thần đã cam kết: “Cho đến khi nào giải quyết xong vấn đề Thủ Thiêm”.
Ông Nhân cho biết theo kế hoạch là 15/7 Thanh tra Chính phủ công bố kết luận liên quan đến khiếu nại của người dân Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đến 14/9 mới công bố nên kế hoạch triển khai các nội dung giải quyết chính sách của thành phố chậm hơn dự kiến.
“Từ tháng 5 đến nay, Thường vụ Thành ủy họp 6 lần để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, trong lịch sử chưa bao giờ họp nhiều như vậy. Việc này thể hiện trách nhiệm giải quyết cho người dân”, ông Nhân nói.
Người đứng đầu Đảng bộ trình bày chi tiết tiến độ các cuộc họp cùng kế hoạch giải quyết cho người dân của thành phố trong 5 tháng qua.
Tổ công tác của Thành phố do Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong làm tổ trưởng đang tiến hành các công việc quan trọng như xác định đất trong ranh, ngoài ranh quy hoạch để có cơ chế đền bù; rà soát lại việc khiếu nại xác định tính chất đất không đúng; tiếp tục làm rõ để giải quyết cho người dân không đồng ý với chính sách đền bù trước đây.
Theo Bí thư Nhân, sau đối thoại của Chủ tịch UBND TP với người dân sẽ chốt nội dung đền bù, chính sách tái định cư. Nếu kịp, tháng 11 HĐND TP sẽ tổ chức phiên họp về việc xuất ngân sách giải quyết chính sách cho người dân Thủ Thiêm.
Về ý kiến 5 khu phố nằm ngoài ranh quy hoạch Thủ Thiêm, ông Nhân nhắc lại Chủ tịch UBND TPHCM đã ghi nhận trong buổi gặp gỡ người dân ngày 18/10.
Đối với kiến nghị xử lý trách nhiệm cán bộ liên quan đến dự án, Bí thư Nhấn nói: “Thường vụ Thành ủy, chính quyền thành phố thấy trách nhiệm qua các thời kỳ, cái nào sai thì giải quyết. Thành phố cũng yêu cầu những cá nhân liên quan thực hiện không đúng quy hoạch phải kiểm điểm. Trong tháng 11 phải kiểm điểm, mức độ tới đâu xử lý tới đó. Tham gia vào rất nhiều người, ai kiểm điểm thì phải có danh sách, thứ tự. Quá trình này thành phố không làm một mình, Thanh tra Chính phủ cũng tham gia, ngoài ra còn có Trung ương”.
Bí thư Nhân mong người dân bình tĩnh. Thường vụ Thành ủy sẽ làm đúng luật pháp, đảm bảo công lý. Trong 3 tháng tới sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý.
Lắng nghe nhiều hoàn cảnh của người dân, Bí thư Nhân cho biết ông rất buồn, rất đau vì những khó khăn mà người dân Thủ Thiêm trải qua và cam kết thành phố giải quyết tối đa, tốt nhất có thể cho người dân. Những mất mát của người dân là nỗi đau không bù được hết.
Ngay trong phần phát biểu của ông Nhân, cử tri đặt vấn đề về vai trò tổ trưởng tổ công tác của ông Nguyễn Thành Phong. Theo cử tri, có giai đoạn ông Phong làm Bí thư quận 2 vậy giao làm tổ trưởng tổ công tác có hợp lý không?
Bí thư Nhân cho rằng làm tổ trưởng bởi ông Phong là người đứng đầu chính quyền. “Trong quá trình làm bà con thấy gì không phù hợp thì ý kiến. Mong bà con đặt niềm tin vào Thường vụ Thành ủy”, ông Nhân nói.
Người đứng đầu Đảng bộ TP cho biết người dân băn khoăn thì sẵn sàng ghi nhận. Trong quá trình giải quyết vấn đề Thủ Thiêm còn có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành Trung ương…
“Sắp tới thành phố làm tối đa và mong bà con cộng tác tích cực”, ông Nhân nói.
-
Phúc thẩm vụ án Cục Đăng kiểm: Viện Kiểm sát đối đáp phần bào chữa của luật sư, bị cáo -
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt -
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam