
-
Khu Thương mại tự do tại Hải Phòng: Thuế TNDN 10% trong 30 năm, giảm 50% thuế TNCN với người tài
-
Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
![]() |
Tại buổi làm việc với Bí thư Đinh La Thăng cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng phản ánh nhiều năm qua, mặt hàng cá chép của công ty bị ách tắc và không thể xuất khẩu sang thị trường tiềm năng châu Âu (EU). Lý do là muốn xuất khẩu sang EU thì phải có giấy phép của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp nhưng nhiều năm đi xin mà vẫn chưa được cấp.
Nghe doanh nghiệp báo cáo, Bí thư Đinh La Thăng đã tức tốc gọi điện cho Bộ trưởng Bộ NN&TPTN Cao Đức Phát đề nghị kiểm tra làm rõ.
Liên quan đến vấn đề này, trong công văn trả lời, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, ngày 23/5/2016, Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh họp với Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng.
Kết quả cho thấy, tháng 9/2005, Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng nhận được yêu cầu của đối tác châu Âu là Công ty muốn xuất khẩu cá chép cảnh sang châu Âu thì phải được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với 02 loại bệnh là SVC và KHV. Công ty đã triển khai và được Cục Thú y công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh SVC. Công ty phải tiếp tục thực hiện giám sát đối với bệnh KHV.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng chưa xuất khẩu được cá cảnh sang châu Âu là do năm 2014, cá cảnh của Công ty chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh KHV (kết quả giám sát dương tính với bệnh KHV). Do năm 2015, kết quả giám sát là âm tính nên nếu năm 2016, nếu kết quả giám sát tiếp tục là âm tính thì mới được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh KHV, nếu công ty có hồ sơ đề nghị.
Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, từ năm 2005 cho đến nay chưa có cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (kể cả Công ty Sài Gòn Cá kiểng) hoàn thành chương trình giám sát bệnh KHV và cũng chưa có cơ sở nào gửi hồ sơ đề nghị Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh KHV.
Trong công văn phát đi ngày hôm nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng khuyến cáo, đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, cần tiếp tục duy trì điều kiện và thực hiện giám sát để bảo đảm không có dịch bệnh theo quy định của OIE đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Đối với các cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh mà có nhu cầu xuất khẩu cá cảnh: Cần khẩn trương xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh chủ động để bảo đảm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu cá cảnh từ Việt Nam.
Trong công văn trả lời Bí thư Đinh La Thăng hôm nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho hay, xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam tăng dần các năm qua. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam nói riêng và thủy sản nói chung hiện nay đang gặp phải một số khó khăn như các nước nhập khẩu yêu cầu thủy sản sống (bao gồm cả cá cảnh) phải xuất phát từ cơ sở, vùng hoặc quốc gia an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
Theo đó, đối với các loài cá cảnh thuộc họ cá chép, OIE yêu cầu không có mầm bệnh là virus gây bệnh xuất huyết mùa xuân (Spring viraemia of carp virus - SVC) và mầm bệnh là virus Koi Herpes (KHV). Việt Nam là thành viên của OIE, có nghĩa vụ phải thực hiện luật của OIE.
Các nước nhập khẩu như châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác đều yêu cầu cá cảnh của Việt Nam phải được xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh; bao gồm cả việc triển khai giám sát chủ động trong vòng ít nhất 02 năm và bảo đảm rằng không có các loại mầm bệnh SVC và KHV lưu hành tại cơ sở.
Với yêu cầu của thị trường nhập khẩu, ngay từ năm 2008, Bộ NN&PTNT phối hợp các địa phương đã hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện “Chương trình xây dựng cơ sở, nhóm cơ sở an toàn dịch bệnh SVC và KHV trên các loài cá” để phục vụ xuất khẩu.
Kết quả, từ năm 2008 đến nay, một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng đã tham gia thực hiện Chương trình xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh nêu trên và đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh SVC vào tháng 02/2009. Tất cả các cơ sở sản xuất cá cảnh nêu trên đã được Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) công nhận đạt điều kiện để xuất khẩu cá cảnh vào thị trường Mỹ. Từ đó đến nay, Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng (tại huyện Củ Chi), các cơ quan chuyên môn thú y đã cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các cơ sở sản xuất cá cảnh của công ty này 4 lần.
-
Khu Thương mại tự do tại Hải Phòng: Thuế TNDN 10% trong 30 năm, giảm 50% thuế TNCN với người tài
-
Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng để tạo động lực phát triển -
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Giải thể Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật -
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Thái Bình cần xác định rõ được lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội của mình -
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM