-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024 -
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công -
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng
Thưa ông, trong những năm gần đây, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện chủ trương chọn lọc dự án đầu tư. Tỉnh có định hướng thu hút đầu tư vào những lĩnh vực gì để phù hợp với tiềm năng của các địa phương trong tỉnh?
Thế mạnh của Bà Rịa - Vũng Tàu là kinh tế biển; với vị trí địa lý hết sức đặc biệt, là cửa ngõ hướng ra thế giới bằng đường biển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quanh năm nắng ấm, thời tiết rất thuận lợi, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển.
Có thể kể đến một số ngành, như: công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện đạm, phát triển công nghiệp, cảng nước sâu và dịch vụ hậu cần sau cảng, du lịch, khai thác và chế biến hải sản. Ngoài ra, với khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ bình quân khoảng 28oC, số giờ nắng, mưa nhiều, ít gió bão, tỉnh có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế đó, tỉnh xác định sẽ tập trung thu hút đầu tư để phát triển các lĩnh vực: công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với công nghiệp, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, phát triển các dự án công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tiêu tốn ít năng lượng, sử dụng ít lao động, thân thiện với môi trường, có sức cạnh tranh và lan tỏa; tỉnh kiên trì thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.
Thứ hai, hệ thống cảng trung chuyển Cái Mép - Thị Vải của Bà Rịa - Vũng Tàu đang được đầu tư hoàn thiện và là 1 trong 19 cảng trên thế giới đón được tàu có trọng tải lớn nhất hiện nay, có thể cạnh tranh trực tiếp với cảng trung chuyển của các nước trong khu vực như Singapore, Hồng Kông,... Do đó, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư để thúc đẩy hệ thống cảng này phát triển đúng với tầm vóc của nó, mà trọng tâm là kêu gọi đầu tư các dự án hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với hệ thống cảng, các dự án logistics đặc biệt là Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ, các dự án cảng thủy nội địa...
Thứ ba, Tỉnh xác định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để phát triển ngành du lịch, nhằm đưa Bà Rịa - Vũng Tàu có tên trên bản đồ du lịch của các nước trong vực, với 4 sản phẩm du lịch mũi nhọn là du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch sinh thái chất lượng cao và du lịch lịch sử, tâm linh.
Theo đó, tỉnh sẽ lựa chọn các khu đất có vị trí lợi thế, tiềm năng để kêu gọi các nhà đầu tư có đẳng cấp quốc tế đủ năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển các dự án du lịch lớn, chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch phát triển (như khu du lịch Paradise, khu Atlantis tại thành phố Vũng Tàu, khu Núi Dinh tại thành phố Bà Rịa, khu vực dự án vườn thú hoang dã Safari tại huyện Xuyên Mộc).
Đặc bệt với lợi thế Côn Đảo là một hòn đảo có điều kiện sinh thái còn giữ được vẻ tự nhiên, hoang sơ, có bề dày lịch sử cách mạng hào hùng, tỉnh xác định trong thời gian tới sẽ huy động các nguồn lực để phát triển Côn Đảo thành Khu du lịch quốc gia giữ đậm bản chất hoang sơ nhưng chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế. Mục tiêu của tỉnh là phải kêu gọi được các thương hiệu du lịch đẳng cấp quốc tế đầu tư các sản phẩm du lịch phong phú, chất lượng cao tại tỉnh, có như vậy mới thu hút được dòng khách cao cấp.
Thứ tư, Đối với phát triển nông nghiệp, 5 năm tới Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các trang trại, doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất và giúp cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sức lan tỏa, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tỉnh đã quy hoạch và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng 7-8 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau, trái cây, hoa, cây cảnh, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với diện tích trên 4.000 ha.
Cùng với định hướng thu hút đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang nỗ lực để giành vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có những giải pháp nào, thưa ông?
Bà Rịa - Vũng Tàu luôn khẳng định sẽ nỗ lực thực hiện mọi giải pháp để có thể phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Năm 2016, PCI của tỉnh đạt 60,5 điểm, tăng 0,99 điểm so với năm 2015, xếp hạng 16/63 tỉnh thành và tăng 2 bậc so với năm 2015, đứng thứ 3/8 tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ (sau Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh).
Chỉ số PAPI năm 2016 của tỉnh cũng tăng với 36,3 điểm, tăng 1,84 điểm so với năm 2015, xếp hạng 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; tăng 18 bậc so với năm 2015. Đây là kết quả từ sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực rất cao trong hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ doanh nghiệp và người dân tốt hơn.
Bà Rịa -Vũng Tàu là một trong 5 tỉnh của cả nước triển khai mô hình một cửa tập trung và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ khi thành lập vào tháng 9/2016 đến nay, đã liên thông 19 sở, ngành với hơn 1.366 thủ tục hành chính và đã tiếp nhận, xử lý được hơn 34.000 hồ sơ. Đặc biệt, vừa qua Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của tỉnh phải dành 60 phút mỗi buổi sáng (từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30) để tiếp công dân và doanh nghiệp.
Mặc dù những chuyển biến trong thời gian qua là rất tích cực, các chỉ số PCI, PAPI năm 2016 đều tăng so với năng 2015, tuy nhiên lãnh đạo tỉnh nhận thấy rằng các kết quả đạt được như vậy vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh, do đó trong thời gian tới cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện và nâng cao các chỉ số này.
Trong đó, đồng chí Bí thư cấp uỷ, thủ trưởng các sở, ngành phải tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính về kết quả thực hiện các chỉ số thành phần của đơn vị mình; từng cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là những nơi có chỉ số thành phần thấp cần rà soát lại đội ngũ, có giải pháp giáo dục nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, đạo đức của cán bộ, công chức bảo đảm thạo việc, lịch sự, đúng hẹn và kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người không đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục cải cách, chuẩn hóa các thủ tục hành chính; tăng cường tiếp xúc, đối thoại, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hơn nữa sự phối hợp trong giải quyết các công việc của các sở, ngành, địa phương và kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị chậm hay không trả lời văn bản của đơn vị khác; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra công vụ để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp nhũng nhiểu, gây phiền hà khi giải quyết các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Tuy nhiên, thời gian cấp phép đầu tư của Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn dài hơn so với một số tỉnh thành khác. Điều này có thể làm cho nhà đầu tư phải chờ. Với tư cách là người đứng đầu địa phương, ông sẽ chỉ đạo giải quyết vấn đề này như thế nào?
Vừa qua, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc rà soát, đánh giá các thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh, kết quả là một số khâu, thủ tục vẫn còn mất nhiều thời gian, gây phiền hà cho nhà đầu tư.
Trên cơ sở đó, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh phải khẩn trương rà soát thủ tục, chính sách, giá cho thuê đất của từng khu công nghiệp để xem xét, đánh giá, nếu có bất cập thì yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp điều chỉnh, bổ sung theo nguyên tắc phải có tính cạnh tranh tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.
Đồng thời, tỉnh cũng sẽ nghiên cứu, thay đổi cách làm để giải quyết các thủ tục đầu tư được nhanh hơn, theo hướng UBND tỉnh tiếp, làm việc với nhà đầu tư trước để xem xét, quyết định chủ trương cho phép hay không cho phép đầu tư, nếu cho phép đầu tư thì chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để triển khai dự án với thời gian nhanh nhất. Phương phâm của tỉnh là sẽ quyết liệt thực hiện mọi giải pháp nhằm tạo môi trường thông thoáng tối đa, trong khuôn khổ pháp luật cho phép để thu hút đầu tư.
-
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò -
Quỹ Hỗ trợ đầu tư hướng đến dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa -
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù -
Nghị quyết 136 rộng mở cánh cửa đầu tư cho Đà Nẵng -
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên ngày 12/9
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam