
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
-
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
-
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng
Theo báo cáo, tính đến 30/09/2020, tổng tài sản hợp nhất của BIDV đạt 1,468 triệu tỷ đồng, giảm 1,5% so với đầu năm, chủ yếu do giảm ròng cấu phần tiền gửi tại NHNN. Tiền gửi khách hàng đạt trên 1,145 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,8% (tăng ròng trên 30.840 tỷ đồng) so với đầu năm.
![]() |
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2020 của BIDV hầu như không tăng so với cùng kỳ. |
Hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, song tăng trưởng chậm. Cho vay khách hàng đạt của BIDV tính đến 30/9/2020 chỉ đạt trên 1,145 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,5% (tăng ròng hơn 28.360 tỷ đồng) so với đầu năm.
Theo BIDV, nguyên nhân dẫn đến tín dụng tăng chậm chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19; các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần có thời gian để phát huy hiệu quả và phụ thuộc vào sức hấp thụ của thị trường.
Các hoạt động kinh doanh ngoài lãi ghi nhận kết quả tích cực. Cụ thể, thu dịch vụ ròng (không gồm thu phí từ hoạt động bảo lãnh) đạt hơn 3.667 tỷ đồng, tăng trưởng 21,5% (tăng ròng 648 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.254 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% (tăng ròng 177 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lần lượt đạt 479 tỷ đồng và 1.009 tỷ đồng, mức tăng ròng lần lượt là 217 tỷ đồng và 1.275 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của BIDV đạt 23.181 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng chỉ còn 7.062 tỷ đồng, chỉ tăng 34 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 0,48%).
BIDV cho rằng, đây mức tăng trưởng phù hợp trong bối cảnh BIDV sử dụng nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế và khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. BIDV thực hiện trích đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.
Đại diện BIDV cũng cho biết, trong quý IV/2020, BIDV sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình hệ thống, rà soát mức độ tác động của dịch Covid-19 và thiên tai để điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2020 đã đề ra.

-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
-
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng
-
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB -
Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Vượt vàng, một ngoại tệ tăng giá hơn 38% kể từ đầu năm -
Xô đổ mọi kỷ lục, giá vàng miếng SJC tăng lên 120 triệu đồng/lượng
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa