Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
BIDV mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro, nợ xấu giảm nhẹ
T.L - 02/05/2020 10:31
 
Tín dụng và huy động vốn đều sụt giảm trong quý I/2020, song nguyên nhân lớn nhất khiến lợi nhuận ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – BIDV (HoSE: BID) sụt giảm chính là việc mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Điểm tích cực là nợ xấu BIDV giảm nhẹ, trái xu hướng chung của thị trường.
f
BIDV là một trong những ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất thị trường

BIDV vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020. Tín dụng vẫn mang lại nguồn thu lớn nhất của BIDV. Trong ba tháng đầu năm, dù tín dụng của ngân hàng giảm 1%, chỉ còn 1,106 triệu tỷ đồng song thu nhập lãi thuần của ngân hàng vẫn đạt  9.149 tỉ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ 2019.

Ngoài mảng tín dụng, hầu hết hoạt động khác như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán… đều có lãi. Cụ thể, lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động ngoại hối mang về lợi nhuận gần 419 tỉ đồng, tăng 30%. Mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 180 tỉ đồng, tăng 361,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mua bán chứng khoán đầu tư vẫn lỗ nhưng chỉ còn lỗ 128 tỷ đồng, bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái. Sụt giảm mạnh nhất là lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác (giảm 54%), chỉ còn mang về 581 tỉ đồng trong quý I/2020 (cùng kỳ lãi 1.264 tỉ đồng).

Trong quý I/2020, chi phí hoạt động của BIDV tăng 16%. Kết thúc quý I/2020, sau khi trừ chi phí hoạt động, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của BIDV vẫn tăng nhẹ 2% lên 7.855 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong kỳ, ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro với con số lên tới hơn 6.000 tỷ đồng (tăng 16,5%).

Hậu trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế của BIDV còn 1.814 tỉ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kì năm trước. Trước đó, lãnh đạo NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước phải cắt giảm lợi nhuận năm nay, dừng chia cổ tức bằng tiền mặt, cắt giảm chi lương, thưởng để tập trung hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid – 19.

Như vậy, tính đến thời điểm này, các ngân hàng lớn đều đã công bố lợi nhuận quý I/2020, trong đó, BIDV chỉ đứng thứ 7 về lợi nhuận trong số các ngân hàng TMCP, sau Vietcombank, VietinBank, VPBank, Techcombank, MBBank, ACB.

Tính tới thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản BIDV đạt 1,45 triệu tỉ đồng, giảm gần 3% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỉ đồng, giảm 1,2%.

Mặc dù lợi nhuận suy giảm song điểm tích cực là nợ xấu quý I/2020 của BIDV cũng giảm nhẹ từ 1,75% còn 1,74%. Xét về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nội bảng của BIDV tính tới cuối quý I/2020 là 19.290 tỉ đồng, giảm 1,1% so với cuối năm.

BIDV tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng, lãi suất 7,3% cho cá nhân vay mua nhà, mua xe
Ngân hàng TMCP BIDV vừa tung ra gói vay vốn trung dài hạn mới có quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 7,3%/năm, triển khai từ nay đến 30/09/2020...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư