Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
BIDV: Nhân dân tệ có thể phá giá 3-5% trong năm 2016
Hà Tâm - 28/11/2015 08:24
 
Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu (BIDV) cho rằng, áp lực giảm giá của nhân dân tệ (CNY) là không nhỏ. Tỷ giá USD/CNY có thể tăng thêm khoảng 3-5% trong năm 2016.
Nhiều yếu tố khiến đồng Nhân dân tệ chịu áp lực phá giá năm 2016
Nhiều yếu tố khiến đồng Nhân dân tệ chịu áp lực phá giá năm 2016

 

Theo Trung tâm nghiên cứu của BIDV, từ sau đợt phá giá kỷ lục vào tháng 8/2015 đến nay, diễn biến đồng CNY có liên hệ khá chặt chẽ với thị trường ngoại hối quốc tế, cụ thể là đồng USD. Điều này cho thấy NHTW Trung Quốc đang điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, mang tính thị trường nhiều hơn. Do vậy, khi USD tăng giá trên thị trường quốc tế thì CNY cũng sẽ chịu áp lực giảm giá.

Tuy nhiên, mức độ giảm giá của CNY dự kiến không lớn trong tháng 12/2015 khi kinh tế Trung Quốc tạm thời bớt bất ổn hơn so với giai đoạn đầu năm 2015 và đón nhận thông tin tích cực là đồng tiền này có khả năng cao sẽ được IMF quyết định đưa vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế (SDR) cùng với 4 đồng tiền USD, JPY, EUR và GBP.  

Tuy nhiên các quan điểm và dự báo cũng đều cho thấy rằng việc này sẽ không có tác động quá lớn đến giá trị của đồng CNY trên thị trường quốc tế trong trung dài hạn.

Việc đồng CNY được thêm vào giỏ tiền tệ của IMF có ý nghĩ biểu tượng hơn là về mặt giá trị. Nó cho thấy vai trò của Trung Quốc trên bản đồ kinh tế, thương mại thế giới, nâng vai trò của đồng CNY tương đương với các đồng tiền mạnh khác như Yên Nhật, Bảng Anh.

Hiện nay dự trữ bằng các đồng tiền JPY, GBP cũng chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng lượng dự trữ của NHTW các nước. Do vậy, với mức dự báo dự trữ bằng tiền mặt và các tài sản dưới dạng đồng Nhân Dân tệ vào năm 2020 khoảng 3% thì nhu cầu đồng Nhân dân tệ cho mục đích dữ trữ cũng không quá lớn. Theo Standar Charter, năm 2016 nhu cầu dự trữ đối với CNY có thể tăng từ 50 – 140 tỷ USD, con số này quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 330 tỷ USD/tháng của Trung Quốc. Đồng NDT nếu có tăng giá do sự kiện này cũng chỉ mang tính nhất thời.

Trong khi đó, áp lực giảm giá với CNY năm 2016 lại là không nhỏ.

Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc vẫn trên đà đi xuống và NHTW sẽ nới lỏng thêm chính sách tiến tệ để kích thích tăng trưởng.

Thứ hai, xác suất USD tiếp tục tăng giá trên thị trường ngoại hối quốc tế là khá cao.

Thứ ba, khi tham gia vào giỏ tiền tệ quốc tế dòng vốn vào Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng lớn khi nước này cam kết dần tự do hóa thị trường vốn. Nhiều khả năng dòng vốn sẽ tiếp tục chảy ra khỏi Trung Quốc, vấn đề nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải giải quyết trong những năm gần đây khi người dân nước này tìm mọi cách để chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư. Theo viện tài chính quốc tế (IIF), chỉ tính riêng trong tháng 9, số vốn bị rút ra khỏi thị trường Trung Quốc đã đạt 194,3 tỷ USD nâng tổng số vốn chảy ra khỏi Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm lên mức 725 tỷ USD.

Theo đó, tỷ giá USD/CNY có thể tăng thêm khoảng 3-5% trong năm 2016.

Nhân dân tệ giảm, Việt Nam có nên duy trì chính sách “đồng tiền mạnh”?
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa đột ngột điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư