
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
![]() |
Ảnh tư liệu: Băng trên đảo Greenland ngày 13/7/2018. (Nguồn: AFP/ TTXVN) |
Nhiệt độ đại dương sâu xuống 2.000 mét, được tính toán dựa trên các số liệu do các thiết bị khác nhau ghi nhận, trong đó có hệ thống thiết bị Argo thả trôi nổi đo nhiệt độ và độ mặn của nước biển.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo được công bố trên tạp chí khoa học Advances in Atherheric Sciences cho biết năm 2018 là năm các đại dương nóng nhất trong vòng 5 năm qua, đồng nghĩa đại dương ấm lên với tốc độ tăng nhanh kể từ những năm 1990.
Theo các nhà khoa học, nhiệt độ đại dương tăng là bằng chứng rõ ràng cho thấy Trái Đất đang ấm lên và đây là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với giới khoa học mà còn đối với công chúng nói chung. Các nhà khoa học cho rằng các đại dương hấp thụ phần lớn sức nóng tồn tại trong bầu khí quyển do khí nhà kính phát thải từ các hoạt động của con người.
Cũng theo báo cáo, năm 2018 thế giới phải hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới lớn, khiến nhiều người thiệt mạng và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế của nhiều nước. Mặc dù bão lốc xoáy nhiệt đới cũng như các cơn bão khác là hiện tượng tự nhiên và chịu tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên các nhà khoa học khẳng định rằng những điều kiện để hình thành những cơn lốc xoáy với mức độ thảm khốc hơn, kéo dài hơn và lượng mưa nhiều hơn, xảy ra thường xuyên hơn là do nhiệt độ của đại dương ấm lên ở mức kỷ lục.
Các nhà khoa học nhấn mạnh sự gia tăng nhiệt độ ở các đại dương càng cho thấy tác động khủng khiếp của các hoạt động của con người làm biến đổi khí hậu. Một báo cáo khác cảnh báo nếu con người không tìm cách giảm thiểu quá trình biến đổi khí hậu, nước biển sẽ ấm lên gấp nhiều lần. Ngược lại, nếu có thể đạt được các mục tiêu mà Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đặt ra, hiện tượng nóng lên của đại dương có thể giảm một nửa.
Các nhà khoa học cũng nêu rõ nhận thức chính xác và kịp thời về sự thay đổi bất thường của nhiệt độ ở các đại dương có thể giúp các nước tìm ra các giải pháp ứng phó và hạn chế các hiện tượng thời tiết bất thường có xu hướng ngày càng gia tăng.

-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025
-
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan -
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân -
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi -
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày -
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng -
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050