
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
![]() |
Bình Định sẽ di dời các tàu cá ở khu vực biển Quy Nhơn để phát triển du lịch. |
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Đề án Di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng Quy Nhơn và các khu vực lan cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi.
Mục tiêu, đến năm 2025 di dời toàn bộ tàu cá neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn, âu thuyền Phan Chu Trinh và khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hà Thanh mở rộng ra đến công viên Quốc Thắng dọc đường Đống Đa (giai đoạn 1); sau đó di dời khu vực xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn (giai đoạn 2) về neo đậu khu vực đầm Đề Gi trên cơ sở tạo sự đồng thuận của chủ tàu cá.
Theo đó, tổng số tàu cá thực hiện di dời khoảng 602 chiếc, trong đó di dời 234 tàu cá và số tàu cá phải xả bản (tức phá tàu bán phế liệu) là 368 chiếc, chiếm đến 61%.
Về phương án di dời, đối với các tàu cá dài từ 6 m trở lên, có đăng ký, đăng kiểm hành nghề khai thác thủy sản sẽ được di dời hoặc xả bản và chuyển đổi nghề.
Đối với các tàu dưới 6 m (48 chiếc) và tàu trên 6 m nhưng không được đăng ký tàu cá hành nghề khai thác thủy sản (16 chiếc) sẽ thực hiện xả bản.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, để phục vụ công tác di dời tàu cá, địa phương sẽ đầu tư mở rộng cảng cá Đề Gi (xây dựng cầu đứng dài khoảng 300 m, mở rộng đưa diện tích cảng cá lên khoảng 4 ha) với nhu cầu vốn đầu tư dự kiến 41,25 tỷ đồng; kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá tại đây với tổng vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ đồng.
Cùng với đó, Bình Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Khu neo đậu tránh trú bão đầm Đề Gi (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê vào ngày 30/11/2022, tổng vốn đầu tư 320 tỷ đồng) đảm bảo hoàn thiện trước khi tàu cá ở Quy Nhơn di dời về neo đậu.
Ngoài ra, Bình Định cũng đầu tư xây dựng khu tái định cư Vĩnh Lợi để đáp ứng nhu cầu tái định cư cho 200 chủ tàu cá (ưu tiên thực hiện trước khoảng 5 ha) với nhu cầu vốn đầu tư hơn 53,5 tỷ đồng.
Việc thực hiện di dời dự kiến giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 1/1/2025; giai đoạn 2 được thực hiện sau khi đã thực hiện di dời hết tàu cá của giai đoạn 1.
Theo lý giải của UBND tỉnh Bình Định, việc di dời toàn bộ tàu cá hiện đang neo đậu, hoạt động tại khu vực biển TP. Quy Nhơn sẽ mở ra không gian lớn để tỉnh này đầu tư, phát triển tiềm năng du lịch biển; nhằm hiện thực hóa xây dựng thành phố biển Quy Nhơn trở thành trung tâm du lịch.
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững -
Giải pháp xanh cho tương lai không rác thải nhựa
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh