-
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025?
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng, gọi tắt là Dự án CCN Bùi Thị Xuân mở rộng).
Theo đó, hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2, Điều 13, Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Quyết định số 2259, ngày 25/6/2024 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dự án CCN Bùi Thị Xuân mở rộng có diện tích hơn 18,3 ha, trong đó đất sản xuất công nghiệp là hơn 12,7 ha được thực hiện tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn. Thời gian hoàn thành trong vòng 36 tháng.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 85,32 tỷ đồng, bao gồm chi phí thực hiện là 71,82 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư chính của dự án bao gồm san nền; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện; cây xanh.
Theo UBND tỉnh Bình Định, ngoài việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; mục tiêu của dự án là ưu tiên và tạo quỹ đất để di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất trong Cụm công nghiệp Quang Trung và Cụm công nghiệp Nhơn Bình (CCN) vào sản xuất tập trung tại CCN Bùi Thị Xuân mở rộng.
Trước đó, vào ngày 20/3/2024, UBND tỉnh Bình Định có quyết định về địa điểm di dời 3 cụm công nghiệp đang hoạt động.
Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại CCN Quang Trung và CCN Nhơn Bình di dời đến CCN Bùi Thị Xuân; đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động dịch vụ kho bãi di dời vào khu kho bãi tập trung theo quy hoạch của tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại CCN Gò Đá Trắng di dời đến CCN Tân Đức (phần mở rộng).
Đồng thời, các doanh nghiệp di dời sẽ được hỗ trợ 7 năm tiền thuê cơ sở hạ tầng tại vị trí mới đối với phần diện tích tương ứng với diện tích thu hồi tại nơi cũ.
Cùng với đó, doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động thực hiện di dời, bàn giao đất, tài sản và nhận mặt bằng tại địa điểm mới trước 12 tháng sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí theo diện tích được cho thuê với mức hỗ trợ dưới 1.000 m2, hỗ trợ một lần 400 triệu đồng; từ 1.000m2 đến dưới 10.000m2, hỗ trợ một lần 500 triệu đồng; từ 10.000 m2 trở lên, hỗ trợ một lần 600 triệu đồng…
Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hết thời hạn thuê đất tại các 3 CCN trên thì không được hỗ trợ; nếu thực hiện di dời và bàn giao mặt bằng cho Nhà nước trước 12 tháng thì được thưởng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 100 triệu đồng cho mỗi đơn vị.
-
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Nam Định chính thức thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ -
Đầu tư hơn 8.094 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Hải Phòng -
Đề xuất vay 15.030 tỷ đồng trái phiếu chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Bình Định phê duyệt dự án tạo tiền đề cho dự án điện gió ngoài khơi
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam