
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
![]() |
Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới làm việc với UBND tỉnh Bình Định về Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định vào ngày 23/8/2024. Nguồn: binhdinh.gov.vn. |
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ký văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tổng hợp và trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định, vay vốn WB.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, sau khi Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2265/QĐ-TTg, ngày 31/12/2021, UBND tỉnh đã thực hiện bố trí vốn đối ứng để thực hiện công tác chuẩn bị dự án theo quy định.
Đến nay, công tác chuẩn bị đầu tư dự án đã hoàn thành, đủ điều kiện để đàm phán, ký kết Hiệp định vay với nhà tài trợ là WB.
Do đó, trường hợp Hiệp định vay của Dự án được đàm phán, ký kết trong năm 2025 và có hiệu lực từ năm 2026, UBND tỉnh Bình Định đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án trong thời gian 6 năm kể từ thời điểm Dự án được cấp có thẩm quyền bố trí vốn để khởi công thực hiện (dự kiến từ năm 2026 - 2031).
Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định được UBND tỉnh này phê duyệt vào ngày 4/11/2022 và giao Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định làm chủ đầu tư.
Dự án được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn và TP. Quy Nhơn với thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2027. Tổng mức đầu tư là 2.659,96 tỷ đồng (chi phí xây dựng hơn 1.725 tỷ đồng); trong đó vốn WB tài trợ hơn 1.579 tỷ đồng và vốn đối ứng ngân sách địa phương hơn 1.079 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Bình Định, dự án này gồm 2 dự án thành phần. Trong đó, Dự án Xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối Cảng Quy Nhơn, dài khoảng 6,35 km nhằm giúp kết nối giao thông từ Quốc lộ 1A và Quốc lộ 19C về cảng Quy Nhơn và trung tâm TP. Quy Nhơn để chia sẻ lưu lượng giao thông qua đường Hùng Vương đã quá tải và thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa gây ách tắc giao thông. Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối cảng Quy Nhơn sẽ là trục giao thông chính để phát triển các khu đô thị dọc hai bên đường còn nhiều tiềm năng thuộc phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú.
Dự án Xây dựng tuyến đường ven biển Mỹ Thành - Lại Giang, dài khoảng 38,14 km. Dự án nhằm hoàn thiện tuyến đường ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định và kết nối với hệ thống đường ven biển quốc gia; tăng cường kết nối giao thông, loại bỏ thế độc đạo về giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A; thúc đẩy phát triển kinh tế biển, gắn kết cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế trọng điểm ven biển, khu công nghiệp, các khu dân cư, khu đô thị và các khu du lịch sinh thái ven biển…
Được biết, ngày 23/8/2024, đoàn công tác WB có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác WB lưu ý tỉnh Bình Định cần chú trọng giải quyết tốt các vấn đề như đảm bảo nguồn vốn đối ứng của địa phương cho dự án; tiếp tục phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình chuẩn bị đầu tư; cập nhật, bổ sung thông tin báo cáo về dự án, trong đó tập trung làm rõ hiệu quả dự án sau khi dự án hoàn thành; thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư theo hướng có lợi cho người dân…
Trao đổi với đoàn công tác, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh, Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng thích ứng và nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý phát triển thích ứng với rủi ro thiên tai tại địa phương.
Do đó, trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tích cực chuẩn bị các điều kiện với tinh thần “bàn làm không bàn lùi”, quyết tâm gỡ khó để triển khai thực hiện dự án.

-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới