
-
Hưng Yên giảm 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
-
Một số bộ, địa phương tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng ngân sách
-
Tiếp tục gỡ khó, giữ mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chuẩn hóa hồ sơ đất đai sau sáp nhập
-
Nam Định lấy ý kiến về đề án hợp nhất tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Chiều 25/12, UBND tỉnh Bình Dương họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội năm 2024.
Thông tin tại buổi họp báo, ông Võ Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2024, Bình Dương có 31/36 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch.
Trong đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,48%; GRDP bình quân đầu người đạt 181,2 triệu đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,6% (năm 2023 tăng 6,1%).
Kim ngạch xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7%; kim ngạch nhập khẩu đạt 24,5 tỷ USD, tăng 12,2% (vượt kế hoạch năm). Thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Về đầu tư, năm 2024 Bình Dương thu hút trên 80.000 tỷ đồng vốn trong nước và hơn 2,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Mặc dù nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, nhưng GRDP năm 2024 không đạt được như kế hoạch đề ra từ đầu năm là tăng từ 8 - 8,5% so với năm trước.
![]() |
Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề phóng viên đặt ra |
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, GRDP không đạt mục tiêu đề ra do nhiều nguyên nhân.
Trong đó có một số nguyên nhân chính như hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Giải ngân đầu tư công chưa đạt như kế hoạch do vướng giải phóng mặt bằng. Tiến độ thực hiện một số dự án giao thông còn chậm do khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
Về mục tiêu năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP tăng từ 10% trở lên so với năm 2024.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bảo đảm ổn định các cân đối lớn. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
Ông Nguyễn Lộc Hà cho biết, năm 2025 việc đầu tư các dự án tại Bình Dương có nhiều thuận lợi hơn vì quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt nên các dự án đã chuẩn bị đầu tư sẽ được khởi công vào năm sau.
“Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng liên kết vùng, và chuẩn bị đầu tư khu công nghệ cao để thu hút nhà đầu tư có chất lượng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 10% năm 2025” ông Hà nhấn mạnh.

-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chuẩn hóa hồ sơ đất đai sau sáp nhập -
Phân công sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp -
Nam Định lấy ý kiến về đề án hợp nhất tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Gỡ điểm nghẽn để khơi thông nguồn lực đầu tư -
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh -
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025