Thứ Sáu, Ngày 02 tháng 05 năm 2025,
Bộ Chính trị đã thông qua phương án tinh giản biên chế với những giải pháp mạnh
Quang Hưng - 18/11/2014 14:09
 
() Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, Bộ Chính trị đã thông qua đề  án tinh giản biên chế với những giải pháp mạnh.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Con anh A, cháu chị B và tinh giản biên chế
Đề nghị thanh tra việc tuyển dụng công chức ở Bộ Công thương
Bộ Công Thương hủy kết quả thi công chức để lộ đề thi
Bộ Nội vụ: Sẽ cấm công chức la cà quán cà phê giờ hành chính
6 năm, cắt giảm 100.000 biên chế vẫn khả thi
5 năm tinh giản, biên chế tăng 20%

Trước đó, trả lời câu hỏi của đại biểu Cao Thị Xuân (tỉnh Thanh Hóa) trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, “đối với việc thanh tra thi tuyển công chức tại Bộ Công thương, do tình hình thực tế, dù thanh tra đột xuất nhưng chúng tôi lấy mốc từ đầu nhiệm kỳ của Chính phủ khóa XIII đến nay, do đó là thời gian để kết thúc cái thanh tra đối với Bộ Công thương không chỉ riêng ở quản lý thị trường, bây giờ mới đang hoàn thành hồ sơ để tra đổi, thống nhất ban hành kết luận thanh tra”.

  Bộ Chính trị đã thông qua phương án tinh giản biên chế với những giải pháp mạnh  
  Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ Chính trị đã thông qua đề  án tinh giản biên chế với những giải pháp mạnh  

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi về vấn đề lạm phát cấp phó kéo dài, bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, quan điểm, giải pháp; đội ngũ công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” ngày càng nhiều, người tận tâm với công việc ngày càng ít…

Trước những câu hỏi bức xúc của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, Về giải pháp quản lý số lượng cấp phó ở các cơ quan Trung ương, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết:
Giải pháp đầu tiên, tiếp tục thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó trong các tổ chức của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện như quy định hiện hành;
Giải pháp thứ 2 là thực hiện nguyên tắc Phó Thủ trưởng cơ quan cấp trên không kiêm Thủ trưởng cơ quan cấp dưới;
Giải pháp thứ 3 là kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Gải pháp thứ 4, các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
Giải pháp thứ 5, xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền bổ nhiệm cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó.

Việc chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ công chức, Bộ trưởng Nội vụ điểm lại việc đã tham mưu trình Thủ tướng ban hành chỉ thị số 7 (tháng 3/2014) về việc đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng. Chương trình hành động để triển khai chỉ thị 7 cũng được Bộ xây dựng ngay sau đó. Tuy nhiên, báo cáo của ông Bình chưa nêu thông tin nào về kết quả thực hiện chỉ thị này.

Qua kiểm tra, thanh tra, Bộ trưởng Bình cho biết, Bộ Nội vụ đã có các văn bản đôn đốc, nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức, tránh việc sử dụng biên chế công chức vượt số lượng biên chế được giao hoặc việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn trong các cơ quan nhà nước.

Các giải pháp về miễn nhiệm, chuyển vị trí công tác với người không đáp ứng nhu cầu công việc cũng được thực hiện.
"Nghị định về tinh giản biên chế có thể triển khai ngay đầu năm 2015. Cách đây vài ngày, Bộ Chính trị đã thông qua Đề án tinh giản biên chế. Chúng tôi đang hoàn thiện để kỳ họp tới có thể trình lên trung ương", Bộ trưởng Bình nói và cho hay, trong đề án này có nhiều giải pháp mạnh, hy vọng tinh giản biên chế sẽ đạt yêu cầu, mong muốn của nhân dân.

Về vấn đề điều chỉnh mức lương cơ sở từ năm 2015, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ năm 2015 đến năm 2020 tăng bình quân từ 7-8%/năm. Theo đó, đến năm 2020 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 56,5% so với hiện nay). Đồng thời với
đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh bằng với mức tăng lương cơ sở, điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công bằng hoặc cao hơn mức tăng tiền lương của người tại chức.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, do khả năng ngân sách nhà nước năm 2015 không bố đủ nguồn thực hiện phương án nêu trên, ông Bình phân trần, Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước tăng thêm 8% từ ngày 1/1/2015 đối với
người hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (tức người có mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng). Dự kiến ngân sách nhà nước bố trí khoảng 11,1 nghìn tỷ đồng để thực hiện.

Phản ánh tình trạng kéo dài tuổi nghỉ hưu trái luật, nhất là ở chức vụ quản lý, đại biểu Chu Sơn Hà (TP. Hà Nội) cho rằng” "Hiện tượng này ngày càng có chiều hướng phát triển. Vậy Bộ có giải pháp gì để kiểm soát(?) ".

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội trần tình rằng: nhiều văn bản Luật và quản lý của nhiều Bộ khác nhau quy định vấn đề này. Trên cương vị quản lý trực tiếp, Bộ Nội vụ đã kiến nghị, nhắc nhở bộ ngành địa phương cần thực hiện nghiêm túc vấn đề trên. Bộ cũng có văn bản gửi Ban tổ chức
Trung ương nhắc nhở cơ quản của Đảng.

"Có 26 bộ ngành, 54 địa phương, 22 tập đoàn và khoảng 100 trường hợp đến tuổi nghỉ hưu mà kéo dài, nhưng đa phần là đối tượng bị điều chỉnh bởi Nghị định 141 là cán bộ giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập. Thời gian tới, tôi mong cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa vấn đề này để phối hợp hoàn thành theo quy định", ông Bình nói.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư