-
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm
Theo Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.
Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cũng được quy định rõ tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP.
Cùng với đó, quy định của pháp luật cũng nghiêm cấm cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thời gian qua xuất hiện nhiều cá nhân, nghệ sĩ, doanh nhân có hành vi "phông bạt", sửa bill chuyển tiền từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi. Ảnh minh họa |
Thời gian qua, sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê từ thiện, mạng xã hội lan truyền việc cá nhân làm giả bill chuyển khoản; một số nghệ sĩ, doanh nhân có hành vi "phông bạt", sửa bill chuyển tiền từ thiện, ủng hộ để đánh bóng tên tuổi.
Bộ Công an cho biết, sẽ tiếp nhận, giải quyết khi có cá nhân, tổ chức gửi tin báo tố giác tội phạm liên quan đến hành vi này.
Theo Bộ Công an, các cá nhân sửa bill để đưa lên mạng xã hội nhằm “đánh bóng” tên tuổi… không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, đó là hành vi làm giả tài liệu và đưa tin sai sự thật. Tuỳ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra mà người sửa bill chuyển tiền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy hành vi sửa bill chuyển tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến hoạt đống thống kê, phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm bill giả, đưa tin sai sự thật lên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”, theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp hành vi làm giả bill chuyển tiền rồi đăng công khai lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng với tổ chức và phạt từ 5 - 10 triệu đồng với cá nhân.
Cùng với đó, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...
Trong trường hợp cá nhân nhận chuyển tiền từ thiện hộ cá nhân hoặc tổ chức mà chỉnh sửa bill chuyển tiền, với mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; hoặc “tham ô tài sản”, với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc tử hình.
Ngoài ra, nếu các cá nhân lợi dụng thiên tai, bão lũ, chủ động huy động tiền của các cá nhân, tổ chức để chiếm đoạt thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
-
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng
-
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Thủ đoạn phát hành “tiền ảo” BSCL trái phép để lừa tiền thật của nhà đầu tư -
Đất quy hoạch công nghiệp của Matexim dễ dàng biến thành đất dân cư -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Loạt sai phạm tại dự án Phương Đông Green Park số 1 Trần Thủ Độ -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam