-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam? -
TP.HCM: 3 dự án giao thông trọng điểm được giao vốn "khủng" nhưng giải ngân ì ạch -
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy"
Quy hoạch Điện VIII được ban hành ngày 15/5/2023 và sau hơn 1 năm thực hiện, Bộ Công thương đang dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện.
Lý do được Bộ Công thương nhắc tới là tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 như dự báo trong Quy hoạch Điện VIII khó khả thi, nên cần thiết phải rà soát, cập nhật lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn xác lại tình hình phát triển phụ tải, làm cơ sở để rà soát, định hướng lại tình hình phát triển nguồn và lưới điện trong giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể, tại Quy hoạch Điện VIII, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 9,08%.
Tuy nhiên, qua thực tế 7 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đạt khoảng 13,7%, tăng cao đáng kể so với giai đoạn 2021-2023 chỉ đạt chưa đến 5%.
Điện từ khí: Còn nhiều thách thức
Theo Quy hoạch Điện VIII, tổng quy mô công suất 23 dự án điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW, trong đó tổng công suất nhà máy điện sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án) và tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án).
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình đầu tư xây dựng còn nhiều thách thức.
Dự án Điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang khẩn trương thi công. |
Ngoài Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW) đã vào vận hành từ năm 2015 với nhiên liệu đầu vào là dầu và sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu khí khi có khí từ mỏ khí Lô B thì chỉ có Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, công suất 1.624 MW, sử dụng LNG nhập khẩu là đang về đích trong thi công với kế hoạch đốt lửa lần đầu trong tháng 10/2024 và vận hành thương mại vào tháng 5/2025. Các dự án còn lại đều đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
“Ngoại trừ Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 dự kiến vận hành vào tháng 5/2025, khả năng các dự án còn lại hoàn thành trước năm 2030 là khó khăn nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ những nút thắt quan trọng cho phát triển điện khí LNG như quy định sản lượng huy động tối thiểu, chuyển ngang giá khí sang giá điện…”, là đánh giá của Bộ Công thương.
Như vậy, rất có thể hệ thống điện sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn trong giai đoạn 2026-2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện.
“Các nguồn điện LNG là những nguồn chạy nền chính để bảo đảm vận hành hệ thống điện an toàn và ổn định. Việc tỷ lệ nguồn điện chạy nền đạt thấp đến năm 2030 cùng với các nguồn điện không vào vận hành theo tiến độ tại quy hoạch sẽ đặt ra những khó khăn trong việc bảo đảm an ninh cung ứng điện giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là khu vực miền Bắc và cần thiết phải có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án hoặc thay thế các dự án có nguy cơ chậm tiến độ”, là nhận định được Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến tại Dự thảo.
Nhiệt điện than: Không dễ
Theo Quy hoạch Điện VIII, nguồn nhiệt điện than được quy hoạch đến năm 2030 có tổng công suất lắp đặt là 30.127 MW, đến năm 2050 không sử dụng than cho phát điện.
Như vậy, từ nay đến năm 2030, nguồn nhiệt điện than cần đưa vào vận hành là 3.383 MW và sau năm 2030, nhiệt điện than không phát triển theo cam kết.
Các dự án đang xây dựng gồm có Na Dương II (110 MW), An Khánh - Bắc Giang (650 MW), Vũng Áng II (1.330 MW), Quảng Trạch I (1.403 MW) và Long Phú I (1.200 MW).
Có 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn gồm Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).
Trong 5 dự án chậm tiến độ này, thì Dự án nhiệt điện Công Thanh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xem xét chủ trương nghiên cứu về việc chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng LNG trong quá trình rà soát Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Còn Dự án Nhiệt điện Quảng Trị I đã chấm dứt đầu tư.
Tuy nhiên, với cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngay trong giai đoạn hiện tại, nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, không nhận được sự đồng thuận của các địa phương cũng như các tổ chức tín dụng. Yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về điều kiện môi trường cùng với khó thu xếp vốn đầu tư, các nhà máy nhiệt điện than mới vào vận hành đều phải sử dụng than nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nhiệt điện than mới có tính khả thi không cao.
Thuỷ điện: Không còn nhiều dung lượng cho phát triển
Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 tổng công suất nguồn thuỷ điện là 29.346 MW, đến năm 2050 có tổng công suất lắp đặt là 36.016 MW.
Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn thuỷ điện là 22.878 MW. Như vậy, các nguồn thuỷ điện có thể phát triển theo quy hoạch, nhưng không thuận lợi vì dung lượng không còn nhiều cho phát triển.
Với tổng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật của nguồn thuỷ điện tối đa khoảng 36.000 MW (gồm cả thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ), nên để thực hiện theo Quy hoạch điện VIII được duyệt, Việt Nam cần phải khai thác tối đa tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thuỷ điện.
Mà điều này thì có thể gặp những rủi ro về điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như các điều kiện bất khả kháng khác.
Vì vậy, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá tiềm năng mở rộng và các nhà máy thuỷ điện kết hợp trong hệ thống hồ chứa thuỷ lợi để xác định thời điểm đưa vào vận hành.
Điện gió: Mất sức
Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 nguồn công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 21.880 MW và đến năm 2050 có tổng công suất lắp đặt từ 60.050- 77.050 MW.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tổng công suất lắp đặt điện gió mới đạt 3.061 MW. Do đó, rất khó khăn để đạt được quy mô công suất theo Quy hoạch điện VIII đã đề ra.
Dự án điện gió gần bở tại Trà Vinh. |
Ở điện gió ngoài khơi tình hình càng mờ mịt.
Theo Bộ Công thương, đến nay, Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào đã được cấp chủ trương đầu tư, giao nhà đầu tư để thực hiện. Đồng thời, trong Quy hoạch điện VIII được duyệt và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng chưa đủ cơ sở xác định được cụ thể vị trí, công suất các dự án điện gió ngoài khơi.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, địa phương cũng như tổng thể toàn quốc; hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, suất đầu tư cho điện gió ngoài khơi là rất lớn, khoảng 2,5 tỷ USD/1.000 MW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát.
Như vậy, mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII đạt 6.000 MW vào năm 2030 là rất khó khả thi trong bối cảnh hiện nay.
Điện mặt trời: Nhanh mà không dễ
Hiện theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 tổng công suất nguồn điện mặt trời là 12.836 MW và đến năm 2050 tổng công suất nguồn điện mặt trời là 168.594-189.294 MW. Như vậy, quy mô điện mặt trời phát triển đến năm 2030 không nhiều, chỉ tăng thêm 1.500 MW.
Theo Bộ Công thương, với tình hình hiện tại các nguồn điện lớn (điện khí, than) khó đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành đến năm 2030, thì trong ngắn hạn việc tăng quy mô phát triển các dự án điện mặt trời (có thời gian triển khai nhanh) để đáp ứng khả năng cung ứng điện trong thời gian tới là cần thiết.
Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1-2-3. |
Dẫu vậy, các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án điện mặt trời mới chắc chắn sẽ quan sát rất cẩn thận chuyện Thanh tra Chính phủ đã kết luận hồi cuối năm 2023 việc, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời vào quy hoạch không có căn cứ, cơ sở pháp lý trong tổng số 168 dự án điện mặt trời tổng thể.
Trong đó, 123 dự án là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối hệ thống, cơ cấu nguồn điện, lãng phí nguồn lực xã hội.
Hiện Phó thủ tướng đề nghị Bộ Công an rà soát kỹ 154 dự án điện mặt trời trong danh sách do Thanh tra Chính phủ chuyển sang. Cơ quan này phải đưa ra tiêu chí phân loại dự án theo vi phạm. Cụ thể, các dự án không vi phạm hình sự hoặc sai phạm, có thể khắc phục để làm tiếp sẽ được nhà chức trách xem xét, đề xuất hướng xử lý. Việc này nhằm tránh lãng phí tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Lưới điện bị động, lúng túng
Vẫn theo nhận xét của Bộ Công thương, việc tiến độ các công trình nguồn điện chậm triển khai, có khả năng không đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII đã được duyệt đã kéo theo các công trình lưới điện đồng bộ, hoặc lưới điện phục vụ giải toả công suất các nguồn điện cũng bị chậm theo. Điều đó làm thay đổi nhiều so với kế hoạch đã đề ra trong Quy hoạch Điện VIII.
Theo Quy hoạch Điện VIII, đối với các dự án năng lượng tái tạo đề xuất mới đã được cập nhật tên dự án vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, tuy nhiên khối lượng lưới điện và phương án đấu nối của các dự án chưa được xác định, do trong Quy hoạch Điện VIII chưa xác định được.
Cạnh đó, một số dự án nhập khẩu điện từ nước ngoài về Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên, phương án đấu nối các dự án cũng chưa được cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII.
Cũng theo Bộ Công thương, kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, việc rà soát tình hình thực hiện các công trình lưới điện để điều chỉnh phù hợp với tiến độ các nguồn điện và cập nhật, bổ sung các công trình lưới điện vào Quy hoạch Điện VIII là cần thiết để làm cơ sở triển khai thực hiện.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam? -
TP.HCM: 3 dự án giao thông trọng điểm được giao vốn "khủng" nhưng giải ngân ì ạch -
Thông tin quy mô đầu tư xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô Hà Nội
-
Long An trở thành điểm hút đầu tư ngành năng lượng tái tạo -
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành
-
1 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
2 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
4 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/9
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang