Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 01 năm 2025,
Bộ Công thương thông tin về Quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực Long An
Thế Hải - 21/03/2017 09:52
 
Bộ Công thương đã giao Tư vấn điện 2 là đơn vị Tư vấn chuyên ngành thực hiện khảo sát, lập Quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực (TTĐL) Long An, theo đó Tổng cục Năng lượng đang hoàn thiện công tác thẩm định Hồ sơ Quy hoạch để trình Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét phê duyệt.

Bộ Công thương cho biết, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), tại tỉnh Long An sẽ phát triển 2 dự án nhà máy nhiệt điện, gồm:  Nhà máy nhiệt Long An I quy mô 2x600MW vận hành năm 2024-2025, và Nhà máy nhiệt điện Long An II quy mô 2x800MW vận hành năm 2026-2027, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch địa điểm, quy hoạch chi tiết các trung tâm nhiệt điện than… trong đó có trung tâm điện lực Long An.

Bộ Công Thương đã giao Tư vấn điện 2 là đơn vị Tư vấn chuyên ngành thực hiện khảo sát, lập Quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực Long An.

Hồ sơ Quy hoạch trung tâm điện lực tháng 3 năm 2026 Tư vấn đã đưa ra 3 địa điểm, trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên và yêu cầu kỹ thuật của trung tâm điện lực.

Tư vấn đề xuất chọn địa điểm trung tâm điện lực tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An (địa điểm số 2 trong báo cáo quy hoạch), địa điểm này có khả năng phát triển đến 3 nhà máy với tổng công suất đến khoảng 4000MW, Hồ sơ Quy hoạch đã được Bộ Công thương gửi xin ý kiến các Bộ ngành liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Long An, UBND Thành phố Hồ Chí Minh…)

Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này chỉ phê duyệt quy hoạch địa điểm Trung tâm điện lực Long An khi phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch Quốc phòng-An ninh và các quy hoạch chuyên ngành khác.
Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này chỉ phê duyệt quy hoạch địa điểm Trung tâm điện lực Long An khi phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch Quốc phòng-An ninh và các quy hoạch chuyên ngành khác. (Ảnh: TTXVN)

Để phù hợp với ý kiến của các Bộ ngành, Tư vấn đã hiệu chỉ hồ sơ quy hoạch.

Theo báo cáo  của đơn vị Tư vấn, địa điểm TTĐL Long An được đề xuất tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (địa điểm số 3 trong báo cáo quy hoạch), thay cho địa điểm số 2 nêu trên.

Về điều kiện kỹ thuật: mặt bằng, cung cấp nước làm mát, tuyến luồng và cảng cho tàu vận chuyển than có tải trọng ≥50 000 DWT… thì địa điểm TTĐL đề xuất tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An phù hợp với phát triển 2 dự án có tổng công suất khoảng 2800 đến 3600MW. Địa điểm này phù hợp với Quy hoạch của Tỉnh Long An, với quy hoạch Quốc phòng, phù hợp với quy hoạch Giao thông vận tải. UBND thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ chọn địa điểm trung tâm điện lực Long An tại Cần Đước (địa điểm số 2) theo báo cáo của Tư vấn tháng 2 năm 2016 và có ý lo ngại nếu TTĐL đặt tại địa điểm số 3 (Cần Giuộc) sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống khu đo thị Cảng Hiệp Phước. 

Hiện tại Tổng cục Năng lượng đang hoàn thiện công tác thẩm định Hồ sơ Quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực Long An để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét phê duyệt. 

Bộ Công Thương cũng khẳng định, chỉ phê duyệt Quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực Long An khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch Quốc phòng an ninh và các quy hoạch chuyên ngành khác. Đảm bảo khả thi cho phát triển các dự án Nhà máy nhiệt điện Long An I, Nhà máy nhiệt điện Long An II theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt. Định hướng về công nghệ áp dụng phải phù hợp với công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao trên trế giới. Có giải pháp xử lý phát thải đảm bảo môi trường, đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam hiện hành. 

Trường hợp Quy hoạch trung tâm điện lực Long An đáp ứng yêu cầu, được phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ quản lý chặt chẽ quá trình triển khai các dự án. Ngay từ việc đề xuất lựa chọn nhà đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm, áp dụng công nghệ tiên tiến, có cam kết đảm bảo môi trường trong đầu tư cũng như vận hành nhà máy nhiệt điện.

Khi thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, các dự án phải có giải pháp kỹ thuật tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt, đặc biệt xem xét kỹ các nội dung liên quan đến môi trường: công nghệ áp dụng, giải pháp xử lý phát thải, giám sát của cộng đồng…nhằm đảm bảo phát triển các dự án nhà máy nhiệt điện tại trung tâm điện lực theo quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, giảm thiểu tác động đến môi trường trong phạm vi cho phép, góp phần cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong khu vực.

Sự cố tại Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Tổng thầu Doosan Hàn Quốc cam kết chịu trách nhiệm
Tổ hợp nhà thầu xây dựng do Doosan (Hàn Quốc) làm tổng thầu đã cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đến sự cố vừa diễn ra tại Nhà máy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư