Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Bộ Công thương trình lại Quy hoạch điện VIII
Thanh Hương - 14/11/2022 18:18
 
Bộ Công thương có tờ trình số 7194/TTr-BCT về phê duyệt Đề án Quy hoạch Điện VIII sau khi đã làm việc với các bên liên quan và tiến hành rà soát theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trước Tờ trình 7194/TT-BTC ngày 11/11/2022, Bộ Công thương đã có các tờ trình khác về Quy hoạch Điện VIII là Tờ trình 1682/TTr-BCT (ngày 26/3/2021); Tờ trình 6277/TTr-BCT (ngày 8/10/2021), Tờ trình 2279/TTr-BCT (ngày 29/4/2022), Tờ trình 4778/TTr-BCT (ngày 11/8/2022), Tờ trình 4967/TTr-BCT (ngày 18/8/2022), Tờ trình 5709/TTr-BCT (ngày 23/9/2022),Tờ trình 6328/TTr-BCT (ngày 13/10/2022).

Theo Bộ Công thương, Đề án Quy hoạch Điện VIII đã tính toán tối ưu tổng thể và 5 khâu cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau là nguồn điện - truyền tải điện - phân phối điện - sử dụng điện hiệu quả - giá điện.

Mục tiêu là đạt được quy mô và cơ cấu nguồn tối ưu, cân bằng nội vùng, chi phí giá điện nhỏ nhất.

Theo Bộ Công thương, giá điện gió và mặt trời đang giảm nhanh và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.  Tham khảo các dự báo quốc tế, Quy hoạch điện VIII dự kiến giá điện gió trên bờ sẽ giảm từ 7,74 UScent/kWh giai đoạn trước năm 2025 xuống mức 6,35 UScent/kWh trước năm 2030 và 5,3 UScent/kWh trước năm 2050.  Với mặt trời, giá điện sẽ giảm xuống mức 5,5 UScent/kWh trước năm 2030 và 3,4 UScent/kWh rước năm 2050.
Theo Bộ Công thương, giá điện gió và mặt trời đang giảm nhanh và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Tham khảo các dự báo quốc tế, Quy hoạch điện VIII dự kiến giá điện gió trên bờ sẽ giảm từ 7,74 UScent/kWh giai đoạn trước năm 2025 xuống mức 6,35 UScent/kWh trước năm 2030 và 5,3 UScent/kWh trước năm 2050. Với mặt trời, giá điện sẽ giảm xuống mức 5,5 UScent/kWh trước năm 2030 và 3,4 UScent/kWh rước năm 2050.

Theo Bộ Công thương, đề án đưa ra quy mô và cơ cấu nguồn điện toàn quốc đã được tính toán kỹ, phản ánh đúng quá trình chuyển dịch mạnh mẽ từ các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn sử dụng năng lượng tái tạo. Phát huy tối đa thế mạnh, tài nguyên sẵn có của nước ta, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, bám sát tiến bộ công nghệ và xu thế giảm giá thành của các loại hình năng lượng tái tạo. Đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và năm 2050 và chi phí hệ thống điện nhỏ nhất.

Tỷ trọng năng lượng tái tạo phương án điều hành (cả thủy điện) tăng từ 48,2% công suất đặt năm 2030 lên tới 66,2% vào năm 2050.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, việc tổ chức xây dựng bằng được ngành công nghiệp nội địa sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giải pháp đặt biệt quan trọng để giảm chi phí đầu tư, tăng tính tự chủ của nền kinh tế.

Quy mô công suất nguồn điện đã được tính toán hợp lý để vừa đảm bảo tiêu chí độ tin cậy LOLE (xác xuất mất tải kỳ vọng) nhỏ hơn 12h/năm (ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới), vừa tránh lãng phí đầu tư xã hội.

Đề án cũng đã tiến hành phân bổ nguồn điện hợp lý theo vùng miền để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện từng miền, giảm truyền tải xa, giảm tổn thất điện nặng.

Tới năm 2030, Quy hoạch điện VIII không đề xuất xây dựng thêm các đường dây truyền tải 500 kV liên miền Bắc – Trung – Nam. Liên kết giữa 3 miền sử dụng m04 mạch đường dây 500 kV hiện hữu với khả năng vận chuyển 20 tỷ kWh/năm. Các đường dây này là các liên kết hệ thống, giúp tối ưu vận hành các nguồn điện, giảm giá thành sản xuất bình quân của hệ thống điện.

Theo kế hoạch, tới sau năm 2031 mới tính toán xây dựng các đường dây siêu cao áp một chiếc HVDC kết nối hệ thống.

Tại tính toán lần này, các tiến bộ khoa học công nghệ, tăng hiệu suất thiết bị điện, tiết kiệm điện được đưa vào với kỳ vọng, hệ số đàn hồi (tăng trưởng điện năng/tăng trưởng GDP) sẽ giảm dần từ 1,31-1,34 giai đoạn 2021-2025 xuống còn 1,24-1,25 trong giai đoạn 2026-2030 và dự kiến giảm xuống 0,38-0,43 trong cả năm 2046-2050, tương đương các nước phát triển.

Trước đó, hệ số đàn hồi điện của Việt Nam thường xuyên ở mức cao là 1,86 trong giai đoạn 2011-2015 và 1,44 trong giai đoạn 2016-2020.

Cũng căn cứ các nguồn điện, đường dây và trạm biến áp truyền tải đã được tính toán tối ưu trong Quy hoạch điện VIII, lưới điện phân phối sẽ được quy hoạch và tích hợp trong Quy hoạch các địa phương, căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng điện của địa phương, đảm bảo đồng bộ giữa nguồn điện, hệ thống truyền tải và phân phối.

Dự thảo Quy hoạch VIII có nhắc tới giá điện bình quân (quy về USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 UScent/kWh vào năm 2020 lên mức 8,1 - 9 UScent/kWh vào năm 2030 và định hướng tới năm 2050, giá điện bình quân là 10,2 - 10,5 UScent/kWh.

Theo Bộ Công thương, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, giá điện của Việt Nam đang ở mức tương đối thấp (bình quân khoảng 7,9 UScent/kWh). Vào năm 2030, giá điện dự kiến như tính toán của Bộ Công thương vẫn được cho là thấp hơn của Indonesia và Thái Lan.

Mới nằm trong dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự án điện khí đã được nhà đầu tư “giành chỗ”
Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí LNG tại Thái Bình có quy mô 1.500 MW dù mới chỉ nằm trong dự thảo Quy hoạch điện VIII, nhưng đã được nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư