
-
Phát động Giải báo chí toàn quốc về “tam nông” lần thứ 3 năm 2025
-
Sự cố điện trên tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội được khắc phục sau 1 giờ
-
Vinmec lọt Top 5 nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam
-
Sách giáo khoa điện tử miễn phí - cam kết vì cộng đồng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
-
TP.HCM muốn chuyển 80% xe máy công nghệ sang xe điện trong vòng 2 năm -
Hà Nội đẩy nhanh thu hoạch lúa xuân, chuẩn bị cho vụ mùa mới
![]() |
Giáo viên dạy học online cho học sinh thông qua các phần mềm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) |
Ngày 22/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn một số nội dung về chế độ làm việc, nghỉ Hè đối với giáo viên trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, năm học 2019-2020.
Chế độ làm việc của giáo viên cùng với các chế độ chính sách khác liên quan (kiêm nhiệm, thừa giờ…) vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, vì dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, trong học kỳ 2 năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh học tại nhà.
Giáo viên thực hiện các công việc như dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh… thông qua các công cụ trực tuyến như internet, trên truyền hình.
Do đó, khi xác định chế độ làm việc của giáo viên, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý chỉ đạo các trường căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên, hiệu trưởng trao đổi với tổ, nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy, từ đó, xác định tổng số tiết dạy của giáo viên (trong đó có cả các tiết quy đổi).
Ngoài ra, giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học hoặc địa phương thì hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp đối với giáo viên đó hoặc tính toán, quy đổi cho cả những người cùng tham gia đảm bảo đúng người, đúng việc.
Việc quy đổi số tiết dạy của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở) hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp Trung học Phổ thông) theo quy định.
Do khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh, thời gian nghỉ hè của giáo viên năm học 2019-2020 sẽ được tính bắt đầu từ sau ngày kết thúc năm học (theo thời gian thực tế) đến ngày tựu trường năm học 2020-2021.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường cũng như các công việc của từng giáo viên, hiệu trưởng bố trí cho giáo viên nghỉ Hè hoặc nghỉ hằng năm một cách hợp lý đảm bảo theo đúng quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông triển khai thực hiện những nội dung trên. Trong quá trình tổ chức nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở báo cáo về Bộ để được hướng dẫn giải quyết./.

-
Sách giáo khoa điện tử miễn phí - cam kết vì cộng đồng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -
TP.HCM muốn chuyển 80% xe máy công nghệ sang xe điện trong vòng 2 năm -
Hà Nội đẩy nhanh thu hoạch lúa xuân, chuẩn bị cho vụ mùa mới -
VinFuture 2025: Nhận 1.705 đề cử toàn cầu - tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải -
Hà Nội giao hơn 16.000 m2 đất tại Sơn Tây để làm bến vượt sông -
Hà Nội giao 6.603 m2 đất tại huyện Phúc Thọ để xây trường mầm non -
Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại khu vực miền Trung
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số