Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói về chất lượng sách giáo khoa đang lưu hành
D.Ngân - 04/10/2022 19:38
 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định Bộ này đã lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết số 41 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2 trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định Bộ này đã lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Tại báo cáo, về nội dung biên soạn sách giáo khoa người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định, cơ quan này đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Đồng thời tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách giáo khoa theo đúng lộ trình;

Bên cạnh đó, Bộ này cũng lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa. 

Tiếp tục chỉ đạo triển khai việc biên soạn sách giáo khoa dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng theo kế hoạch đã ban hành; chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số sách giáo khoa được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille; 

Phát huy việc biên soạn sách giáo khoa điện tử, học liệu điện tử theo đúng tinh thần xã hội hóa của Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội.

Được biết, cũng liên quan về sách giáo khoa, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ phương án trích từ ngân sách 3.500 tỉ mua sách giáo khoa đưa vào các thư viện cho học sinh mượn. 

Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần tính toán, cân nhắc kỹ thay vì mua chi số tiền lớn mua mới lượng sách khổng lồ, rất lãng phí.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng vừa cho biết, theo tính toán, sách đưa vào thư viện sẽ đáp ứng nhu cầu của 70% học sinh. Được biết, nếu phương án được phê duyệt, trong năm 2022-2023.

Liên quan đến vấn đề này, đã có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó người ủng hộ, người cho rằng, Bộ cần cân nhắc, tính toán kỹ vì thực tế không phải học sinh nào cũng có nhu cầu mượn sách.

Một số ý kiến khác cho rằng, tiền ngân sách 3.500 tỉ của Nhà nước là rất lớn, trong bối cảnh nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 còn khó khăn chung, chi một đồng cũng cần tính toán. 

Vì thế, chi mua sách giáo khoa cho học sinh mượn chỉ nên áp dụng cho học sinh ở vùng khó khăn, miền núi, hải đảo. Còn các địa bàn thuận lợi, nên chăng để các gia đình căn cứ vào nhu cầu thực tế để mua bộ sách cho con.

Một số ý kiến đề xuất phương án, thay vì trích một khoản ngân sách lớn để mua sách giáo khoa mới thì sau khi học sinh học xong năm học 2022-2023, các trường phát động phong trào quyên góp sách giáo khoa. 

Khi đó, nhà trường thu lại sách của học sinh năm nay cho học sinh khóa sau của trường mượn nếu các em có nhu cầu. 

Thư viện nào cũng có quy định về việc cho học sinh mượn sách nhưng trong trường hợp này, chẳng may các em có làm rách, hỏng cũng không nên bắt đền mà chỉ nên kêu gọi ý thức giữ gìn sách vở.

Chủ trương này thực hiện rộng rãi trên toàn quốc sẽ hữu ích, tiết kiệm được nguồn tiền rất lớn thay vì mua mới. 

Tuy nhiên, địa phương cần có định hướng lựa chọn các bộ sách hợp lý, dùng trong nhiều năm thay vì năm sau lại chọn bộ sách khác với năm học trước.

Nói về việc đồng loạt thay sách giáo khoa ở các cấp học và giá sách theo ông Lê Hoàng Hải, Phó tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cơ quan này đang thực hiện triệt để chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Theo đó, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm đầu tiên với lớp 1 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tính toán để tiết giảm chi phí để giá sách giáo khoa lớp 2, 6 thấp hơn. Đặc biệt, với sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 năm nay thì Nhà xuất bản đã tiết giảm mọi chi phí để hạ giá.

Cụ thể, so sánh sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã giảm bình quân từ 5-10% so với các lớp trước. 

Vì vậy sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện tại đang có giá bìa thấp nhất trong các bộ sách giáo khoa được lưu hành trên thị trường.

Hiện nay giá sách giáo khoa cơ bản phù hợp (vài chục nghìn), nhưng riêng sách giáo khoa Tiếng Anh có cuốn lên tới 100.000 đồng. Lý giải về thực tế này theo ông Hải, hầu hết giáo trình Tiếng Anh thì các nhà xuất bản (cụ thể Nhà xuất bản Giáo dục) phải liên kết xuất bản với nhà xuất bản trên thế giới. Chính vì vậy, các yếu tố như chi trả bản quyền cho nhà xuất bản nước ngoài là một chi phí không nhỏ.

"Mặt khác, khi hợp tác với các nhà xuất bản trên thế giới thì Việt Nam phải tuân thủ những quy cách về giấy, kích thước… tương đồng theo yêu cầu các nhà xuất bản nước ngoài. Chính vì vậy Nhà xuất bản không có điều kiện để đưa giá sách giáo khoa Tiếng Anh xuống thấp như giá sách các môn học khác", ông Hải nói.

Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư