Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bộ Giao thông đề xuất nới room cho nhà đầu tư ngoại đầu tư vào các hãng hàng không
Anh Minh - 13/07/2018 07:40
 
Nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm tới 49% vốn điều lệ tại doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không tại Việt Nam thay vì chỉ được chiếm tối đa 30% như quy định hiện hành.
Dự thảo Nghị định quy định mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Việt Nam.
Dự thảo Nghị định quy định mức vốn tối thiểu để thành lập, duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Việt Nam.

 Đây là một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có

điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ  về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung đang được Bộ GTVT xin ý kiến các bộ, ngành và các doanh nghiệp hàng không.

Theo đó, tại khoản 3, Điều 8 (điều kiện về vốn) tại dự thảo Nghị định, Bộ Giao thông vận tải quy định, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: bên nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài giữ phần vốn điều lệ lớn nhất thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Trong khi đó, tại khoản 3, Điều 8, Nghị định số 92 quy định doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Trong lĩnh vực kinh doanh cảng hàng không, dự thảo Nghị định dự kiến bỏ các điều kiện Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài;  có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; hệ thống trang thiết bị theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng chỉ yêu cầu “Có tài liệu giải trình về hệ thống trang, thiết bị và việc đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không theo quy định của Annex 14 và các Doc của ICAO hướng dẫn thực hiện Annex 14”.

Dự thảo Nghị định cũng sẽ sửa đổi lại mức vốn tối thiếu kinh doanh cảng hàng không, sân bay theo hướng không phân định giữa cảng nội địa và cảng quốc tế.

Cần phải nói thêm rằng, ngày 01/07/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng nhằm hướng dẫn triển khai Luật Đầu tư và Luật Hàng không dân dụng, tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng được thuận lợi trong hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị định, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá lại các điều kiện kinh doanh được quy định trong Nghị định, phát hiện một số vướng mắc và đề xuất cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung trong đó có lĩnh vực hàng không dân dụng

Quyết định số 199/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/02/2018 về việc phê duyệt Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực trong đó yêu cầu: Mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính “Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại”: Giấy phép thành lập hoặc Giấy phép hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức); Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (đối với cá nhân); Giấy phép cư trú tại Việt Nam (đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam); 

Vì những lý do nêu trên, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 767/QĐ-BGTVT ngày 17/04/2018 công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải trong đó có phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Quyết định số 901/QĐ-BGTVT ngày 03/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 để triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung theo đúng quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thêm nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường hàng không nội địa
Công ty cổ phần dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng là nhà đầu tư mới nhất đăng ký gia nhập thị trường hàng hàng không chung.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư