-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024 -
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công -
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng
Phối cảnh tổng thể Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi |
Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép cập nhật, bổ sung Quyết định số 1198/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2017 phê duyệt điều chỉnh Dự án metro số 1, giai đoạn 1 vào các quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ
Đồng thời, bộ này cũng xin ứng trước kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 (nguồn vốn đối ứng) 180 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của Dự án metro số 1 Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, Dự án metro số 1 được phê duyệt đầu tư năm 2008 với tổng mức đầu tư 19.459 tỷ đồng (bao gồm: phần vốn vay ODA 13.972 tỷ đồng, vốn đối ứng 5.487 tỷ đồng). Quy mô Dự án là xây dựng khu Tổ hợp Ngọc Hồi với diện tích 95 ha và đoạn tuyến đường sắt trên cao từ Giáp Bát đến Gia Lâm; thời gian thực hiện từ năm 2008 - 2017.
Tuy nhiên, do tính chất kỹ thuật phức tạp và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện (đặc biệt việc lựa chọn vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng), năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Giao thông vận tải phân kỳ đầu tư dự án, trước mắt đầu tư xây dựng khu Tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn tuyến Ngọc Hồi - Giáp Bát - ga Hà Nội.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và góp ý của các bộ, ngành, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1198/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2017 phê duyệt điều chỉnh Dự án metro số 1, giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 19.046 tỷ đồng (bao gồm phần vốn vay ODA 14.464 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.582 tỷ đồng). Quy mô Dự án là đầu tư xây dựng mới khu Tổ hợp Ngọc Hồi với diện tích 158,1ha. Thời gian thực hiện dự án từ 2017 - 2024. Trong đó công tác GPMB phải được hoàn thành trước năm 2019 để triển khai thi công xây lắp (bắt đầu từ 2018, hoàn thành năm 2024) với kinh phí là 2.300 tỷ đồng.
Dự án đã giải ngân từ đầu dự án đến hết năm 2015 là 1.064,350 tỷ đồng, bao gồm: vốn nước ngoài 693,316 tỷ đồng; vốn đối ứng 371,033 tỷ đồng (trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 245,668 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 125,365 tỷ đồng).
Trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Dự án được giao 5.012 tỷ đồng (bao gồm: vốn nước ngoài 4.500 tỷ đồng, vốn đối ứng 512 tỷ đồng). Riêng đối với hạng mục GPMB đã được bố trí kế hoạch 388,298 tỷ đồng (bao gồm: đã được bố trí từ năm 2015 về trước là 238,298 tỷ đồng, kế hoạch 2016 bố trí 150 tỷ đồng), đã giải ngân 383,691 tỷ đồng (bao gồm giá trị giải ngân từ năm 2015 về trước là 235,561 tỷ đồng, năm 2016 là 133,130 tỷ đồng và kế hoạch 2016 kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân là 14,676 tỷ đồng).
Theo Bộ Giao thông vận tải, tại các buổi làm việc với Đoàn giám sát dự án của JICA (từ ngày 29/5/2017 đến hết ngày 06/6/2017), phía JICA yêu cầu phía Chính phủ Việt Nam phải bố trí vốn để hoàn thành được tối thiểu 50% khối lượng giải phóng mặt bằng cho khu Tổ hợp Ngọc Hồi thì mới phê duyệt hồ sơ mời thầu và chấp thuận cho phép thực hiện công tác đấu thầu Dự án.
Trong khi đó, báo cáo của Ban Quản lý dự án Đường sắt cho thấy, tính đến giữa tháng 9/2017, UBND huyện Thanh Trì đã thực hiện hoàn thành giải phóng mặt bằng 32ha/171ha khu Tổ hợp Ngọc Hồi và hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm, lập hồ sơ đủ điều kiện để phê duyệt với giá trị là 250 tỷ đồng và các hộ dân có đất bị thu hồi rất đồng thuận với chủ trương thu hồi đất và sẵn sàng nhận tiền bồi thường hỗ trợ bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án.
Đồng thời, để tránh phát sinh, khiếu kiện trong quá trình thực hiện GPMB. phải điều chỉnh phương án, tăng kinh phí GPMB (do tăng giá đất và thay đổi về cơ chế chính sách) trong năm 2018, UBND huyện Thanh Trì đề nghị sớm bổ sung vốn (trước ngày 15/11/2017) cho công tác giải phóng mặt bằng và cam kết sẽ giải ngân hết kế hoạch vốn được bổ sung trong tháng 01/2018. Nếu sau ngày 15/11/2017, Dự án mới được bổ sung vốn thì công tác chi trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ phải kéo dài sang Quý II/2018.
Do nguồn vốn đối ứng năm 2017, Bộ Giao thông vận tải được giao thấp so với nhu cầu, để Dự án có nguồn vốn thanh toán cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động rà soát, cân đối để ưu tiên điều hòa, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đối ứng cho Dự án từ các dự án khác, tuy nhiên so với nhu cầu cần bổ sung cho Dự án khoảng 180 tỷ đồng.
“Để tránh khiếu kiện, phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng, kéo dài tiến độ Dự án (do JICA không phê duyệt hồ sơ mời thầu và cho phép thực hiện công tác đấu thầu trong năm 2017), việc đưa bổ sung sớm 180 tỷ đồng là hết sức cần thiết”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẳng định.
-
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò -
Quỹ Hỗ trợ đầu tư hướng đến dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa -
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù -
Nghị quyết 136 rộng mở cánh cửa đầu tư cho Đà Nẵng -
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên ngày 12/9
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam