-
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng
Phối cảnh tuyến đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm. |
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai trả lời kiến nghị liên quan đến kết nối giao thông với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, liên quan đến việc đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bộ GTVT cho biết là tuyến cao tốc này đã được quy hoạch với quy mô 10 làn xe.
Trong đó, Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe đã được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016. Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây liên tục tăng cao (trung bình khoảng 10,45%/năm).
Theo tính toán, phạm vi từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dài khoảng 26 km) đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, không đáp ứng được nhu cầu vận tải; phạm vi từ nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nút giao Dầu Giây vẫn có thể bảo đảm khai thác với quy mô hiện hữu giai đoạn đến năm 2030.
Như vậy, việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (từ nút giao An Phú tới nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) là rất cần thiết và cấp bách, đặc biệt là khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đưa vào khai thác cuối năm 2025.
Bộ GTVT cho biết, là trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đề xuất của VEC và ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng Dự án.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị VEC chủ động nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư Dự án, trình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
“Bộ GTVT sẽ tham gia ý kiến thẩm định chuyên ngành trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án theo quy định”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.
Tại văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT cũng đã thông tin về các tuyến đường sắt kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu được Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án Đường sắt lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất giao tỉnh là cơ quan có thẩm quyền để triển khai 2 dự án theo PPP. Bộ GTVT đã ủng hộ đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai, đồng thời đề nghị các địa phương (Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu) có ý kiến đối với đề xuất của này.
Tuy nhiên, tại văn bản số 7669/UBND-KTN ngày 25/7/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT là đơn vị tổ chức đầu tư xây dựng 2 tuyến đường sắt này.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; ngày 23/8/2022 Bộ GTVT đã chủ trì họp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan (bao gồm UBND tỉnh Đồng Nai), theo đó các bên đã thống nhất sau khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá toàn diện các dự án, Bộ GTVT sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung thêm phương án giao cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoặc cho phép sử dụng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để kêu gọi đầu tư các Dự án.
Trên tinh thần đó, Bộ GTVT đã tiếp tục giao Ban Quản lý dự án Đường sắt triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư của 2 dự án đường sắt nêu trên.
Do các dự án đường sắt có tính chất kỹ thuật phức tạp, liên quan đến công nghệ vận hành, khai thác đồng bộ, Bộ GTVT dự kiến đề xuất với một số nhà tài trợ nước ngoài quan tâm, tài trợ hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án đầu tư, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ trong quá trình khai thác, theo đó, dự kiến hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền trong năm 2024.
Hiện nay, Ban Quản lý Dự án Đường sắt đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 dự án và thực hiện thỏa thuận hướng tuyến, vị trí ga đường sắt... với các địa phương nơi dự án đi qua.
-
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM -
Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4 -
8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân -
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village