
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
Vietnam Airlines sẽ làm thủ tục chuyển sàn cho cổ phiếu Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) để niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM – HOSE vào quý II/2018. |
Đây là chỉ đạo mới nhất của Bộ GTVT liên quan đến kế hoạch thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty căn cứ chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của Vietnam Airlines và tình hình thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhu cầu huy động vốn trong thời gian tới, xây dựng các phương án giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại Vietnam Airlines để trong năm 2019, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đạt 51% vốn điều lệ.
“Các phương án phải nêu rõ phương thức, tiến độ thực hiện, có đánh giá toàn diện lợi ích thu được của Nhà nước, của doanh nghiệp và đề xuất phương án chọn tối ưu, khả thi”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ chỉ đạo.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2017, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines đã trình Bộ GTVT kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty giai đoạn 2017 – 2020.
Cụ thể, giai đoạn 2017 – 2018, Vietnam Airlines sẽ hoàn tất việc tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm 191,191 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và chuyển nhượng quyền mua 57,8 triệu cổ phần thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt hồi cuối tháng 5/2017.
Trường hợp chào bán thành công toàn bộ cổ phần và lựa chọn được nhà đầu tư mua lại 57,9 triệu cổ phần thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước (dự kiến xong trước quý I/2018), Vietnam Airlines sẽ đạt được mục tiêu kép là tăng vốn điều lệ lên 14.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 16.000 tỷ đồng; đồng thời tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ giảm khoảng 4,1%, xuống mức 82,1% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2018 – 2019, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ với tổng khối lượng phát hành khoảng 10% - 20% vốn điều lệ; tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ giảm xuống khoảng 60% - 65% vốn điều lệ. Song song với phương án tăng vốn điều lệ cho Vietnam Airlines, cổ đông nhà nước sẽ tiếp tục bán bớt phần vốn Nhà nước còn lại (tương ứng với 10% - 15%) để giảm tỷ lệ sở hữu tối thiểu khoảng 35,16% so với mức nắm giữ 86,16% tại thời điểm 31/11/2017.
Nếu thực hiện suôn sẻ, tỷ lệ vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines sẽ chỉ còn khoảng 51%, khớp với Quyết định số 1232/QĐ – TTg ngày 17/82017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020.
Dự kiến, ngay khi hoàn tất việc tăng vốn giai đoạn I, Tổng công ty sẽ làm thủ tục chuyển sàn cho cổ phiếu Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) để niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM – HOSE vào quý II/2018.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower