Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 11 tháng 12 năm 2024,
Bộ Khoa học- Công nghệ trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ
Hà Minh - 30/08/2016 09:40
 
Sâm Ngọc Linh có giá rất cao, từ 45 triệu đồng đến trên 150 triệu đồng/kg, tuỳ theo kích thước, độ tuổi của sâm. Vì vậy, hiện nay Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác định sâm Ngọc Linh là cây xoá nghèo nên huyện cung cấp giống sâm cho người dân trồng được 1 năm tuổi và phát triển rất tốt.
Chiều 29/8, tại Quảng Nam, ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ trao Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ cho hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. 
Ông Lê Văn Thanh (bìa phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận Giấy chứng nhận địa lý chỉ dẫn Ngọc Linh cho sâm củ tại Quảng Nam và Kon Tum
Ông Lê Văn Thanh (bìa phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận Giấy chứng nhận địa lý chỉ dẫn Ngọc Linh cho sâm củ tại Quảng Nam và Kon Tum

Theo khảo sát của Sở KH&CN Quảng Nam, trên thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã là có sâm Ngọc Linh. Qua đó, có thể thấy được rằng sâm Ngọc Linh là cây bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh.
Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển diện tích sâm đang trở nên cấp bách, không chỉ để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn bảo tồn được nguồn gien quý hiếm của đất nước.
Củ sâm Ngọc Linh lâu năm do người dân đi rừng phát hiện ước tính khoảng 100 năm tuổi (100 đốt, mỗi đốt 1 năm) được bán giá 250 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Thọ
Củ sâm Ngọc Linh do người dân đi rừng phát hiện ước tính khoảng 100 năm tuổi (100 đốt, mỗi đốt 1 năm) được bán giá 250 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Thọ

Năm 2012, tỉnh Quảng Nam triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống cây sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” nhưng đề tài cũng chỉ dừng lại ở việc nhân giống thành công trong ống nghiệm, chưa nghiên cứu được khả năng thích nghi của cây con nuôi cấy mô ngoài vườn ươm và vườn trồng.
Mặc dù, tỉnh đã đề xuất Bộ KH&CN hỗ trợ tiếp tục nghiên cứu, nhưng đến nay đề xuất này vẫn chưa được phê duyệt. Vì vậy, việc tạo cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô vẫn chưa có hồi kết. Ngày 3/12/2013, Quảng Nam nộp hồ sơ đăng ký Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm củ của tỉnh và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hồ sơ hợp lệ theo Quyết định số 1109/QĐ-SHTT ngày 15-4-2015.
Tuy nhiên, Sở KH-CN tỉnh Kon Tum cũng đồng thời nộp Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ nên để thống nhất một “Đơn chung” cho hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. 
Và ngày 16/8 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, có giá trị vô thời hạn. Cơ quan quản lý CDĐL là Sở KH&CN Quảng Nam và Sở KH&CN Kon Tum.
Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum được bảo hộ là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định danh tiếng và chất lượng của sản phẩm sâm củ của hai tỉnh.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH-CN Việt Nam kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, việc cấp chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ là sự ghi nhận của nhà nước đối với sản vật quý của Quảng Nam và Kon Tum - loại sâm được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới, được sử dụng như bài thuốc cổ truyền trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Trung Trung bộ Việt Nam.
Cho đến nay, sản phẩm sâm Ngọc Linh đã và đang có những đóng góp quan trọng trong đời sống của người dân và trong lĩnh vực y học của Việt Nam.
Ông Hồ Quang Bửu (đứng), Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My phân tích những đặc tính đặc hữu, giá trị đặc biệt của sâm Ngọc Linh v
Ông Hồ Quang Bửu (đứng), Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My phân tích những đặc tính đặc hữu, giá trị đặc biệt của sâm Ngọc Linh

Tại buổi công bố, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết: Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đến năm 2030 chính thức được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2015. Giai đoạn I từ 2016 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm; công tác truyền thông về cây sâm.
Giai đoạn II từ 2020 - 2030 tổ chức phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn này cần khoảng gần 9.500 tỷ đồng.
Quảng Nam: Công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh
Sáng 25/8, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức công bố chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư