-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Dự án Nhiệt điện Long An II được Tổ hợp nhà đầu tư Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc (Kepco) – Công ty TNHH Vinakobalt đề xuất đầu tư vào năm 2014. Để đưa ra các quyết định chính thức, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp cùng các bộ ngành liên quan nghiên cứu.
Vào tháng 3/2015, UBND tỉnh Long An đã chính thức gửi hồ sơ dự án và đề nghị Bộ Công nghiệp bổ sung dự án BOT Nhiệt điện Long An II vào Quy hoạch điện VII.
Nhiều nhà máy tại Trung tâm Điện lực Ô Môn chậm tiến độ, gây thiếu hụt nguồn cấp điện cho khu vực miền Nam. Ảnh: Hoàng Vũ |
Theo đề xuất của Tổ hợp nhà đầu tư Kepco và Vinakobalt, Dự án Nhiệt điện Long An II có quy mô công suất dự kiến là 800 MWx2, có tổng mức đầu tư khoảng 3,177 tỷ USD, sẽ sử dụng than nhập khẩu từ Australia và Indonesia bằng các tàu tải trọng lớn, thông qua sông Soài Rạp.
Dự án sẽ được đầu tư theo hình thức BOT với thời gian hợp đồng 25 năm, sử dụng công nghệ ngưng hơi truyền thông, lò đốt than phun, thông số hơi siêu tới hạn (SC) hoặc trên siêu tới hạn (USC). Địa điểm được lựa chọn là Cụm công nghiệp Caric – Hồng Lĩnh, thuộc xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giờ (Long An) với diện tích mặt bằng 133 ha. Dự kiến khi đi vào vận hành giai đoạn 2021-2022, Dự án sẽ đấu nối với hệ thống điện quốc gia thông qua cấp điện áp 220 kV.
Kepco hiện là Công ty điện lực lớn nhất Hàn Quốc, do Chính phủ Hàn Quốc sở hữu 51% cổ phần. Đây là 1 trong 10 công ty điện lực lớn nhất thế giới, hoạt động trong lĩnh vực truyền tải, phân phối điện với tổng trị giá tài sản tới năm 2014 là 147 tỷ USD, doanh thu trung bình hàng năm của Công ty là 51 tỷ USD. Kepco hiện đang triển khai 37 dự án tại 20 quốc gia với tổng công suất vận hành là 19,8 GW.
Tại Việt Nam, Kepco cũng là nhà đầu tư trong liên danh tổ hợp nhà thầu Marubeni – Kepco được Chính phủ giao quyền phát triển Dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II đầu tư theo hình thức BOT sau khi tiến hành đấu thầu quốc tế.
Đối tác còn lại trong tổ hợp là Vinakobalt là công ty con thuộc Công ty Kobalt ENC có trụ sở tại Australia. Đây là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành liên quan tới các dự án về đường ống trên đất liền và trên biển, các dự án khai thác mỏ, LNG, nhà máy điện. Năm 2014, tổng doanh thu của Kobalt ENC là 80 triệu AUD, lợi nhuận trước thuế là 12,11 triệu AUD
Theo thoả thuận, Kepco sẽ đóng vai trò nhà đầu tư đứng đầu, còn Vinakobalt có trách nhiệm trong việc lựa chọn tư vấn, thực hiện các thủ tục để xin cấp phép dự án.
Từ kinh nghiệm thực hiện đấu thầu rộng rãi chọn nhà đầu tư BOT cho dự án Nhiệt điện Nghi Sơn II mất khoảng 3 năm cũng như trên cơ sở thẩm định và tiến độ đưa vào vận hành của Dự án nhiệt điện BOT Long An II, năng lực tài chính-kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà đầu tư, Bộ Công thương đã đề xuất xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu để giao tổ hợp nhà đầu tư Kepco – Vinakobalt thực hiện theo hình thức BOT với Dự án nhiệt điện Long An II.
Theo tính toán của Bộ Công thương, với tốc độ tăng trưởng phụ tải như dự kiến, giai đoạn sau năm 2020 hệ thống điện miền Nam có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung tại chỗ do các dự án nguồn thuộc Trung tâm Điện lực Kiên Lương, Trung tâm Điện lực tuabin khí Ô Môn không đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành theo quy hoạch được duyệt. Ngoài ra các dự án điện hạt nhân phải điều chỉnh giãn tiến độ do những vấn đề về năng lực vận hành và đảm bảo an toàn kỹ thuật hay giới hạn truyền tải của hệ thống điện Bắc – Trung – Nam cũng là những thách thức gây ra nguy cơ thiếu điện ở miền Nam.
Ước tính trong giai đoạn này, tỷ lệ dự phòng công suất thô khu vực miền Nam rất thấp. Thậm chí, nếu tính cả lượng công suất dự phòng sửa chữa và sự cố thì hệ thống điện miền Nam không có công suất dự phòng. Bởi vậy, việc Nhà máy nhiệt điện BOT Long An II vào vận hành giai đoạn 2022-2023 sẽ góp phần ổn định nguồn cung điện cho quốc gia, nâng mức dự phòng công suất hệ thống điện miền Nam giai đoạn 2022-2015 lên 10-15%.
Hiện trong Quy hoạch Điện VII, tại tỉnh Long An sẽ có Dự án Nhiệt điện than Long An I công suất 600 MW x 2 tại huyện Cần Đước đang được công ty Daewoo (Hàn Quốc) nghiên cứu lập Hồ sơ đề xuất triển khai theo hình thức BOT. Với thực tế hai vị trí dự kiến của Nhiệt điện Long An I và Long An II cách nhau chưa đến 20 km nên Bộ Công thương đang tính toán đưa hai nhà máy này về trên cùng một mặt bằng và tập trung xây dựng Trung tâm nhiệt điện Long An với quy mô 2.800 MW.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025