
-
Chứng khoán châu Á tiếp tục "đỏ lửa", loạt lệnh ngắt mạch trên sàn chứng khoán Đài Loan
-
Trái phiếu chính phủ "đắt hàng" trở lại
-
Điểm danh 5 nhóm ngành dự báo lãi tốt trong quý I/2025
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng -
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin cập nhật về tiến độ xây dựng quy định triển khai thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa tại thị trường Việt Nam.
Cụ thể, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính là cơ quan được giao trách nhiệm hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý các loại tài sản mã hóa, tiền mã hóa… Ngay sau khi được giao nhiệm vụ, Bộ đã phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý. Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản mã hóa.
Ngay trong tháng 3, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản mã hóa. Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ ngành triển khai trên quan điểm thận trọng, có lộ trình, phù hợp thực tiễn, bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia thị trường tài sản mã hóa.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung. Ảnh: Nhật Bắc |
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, việc triển khai này sẽ thực hiện thí điểm trên thị trường giao dịch và phát hành tài sản mã hóa, hứa hẹn mở ra một kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp bên cạnh tài sản tài chính truyền thống.
Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa.
“Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản lấy ý kiến các bộ ngành liên quan. Chúng tôi sẽ hoàn thiện lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hiện nay, chúng tôi đang tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến để hoàn thiện nghị quyết trước khi báo cáo Chính phủ”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nói.
Theo tính toán từ các chuyên gia, Việt Nam hiện nằm trong tốp đầu về tham gia thị trường thương mại kỹ thuật số nhưng chưa có hành lang pháp lý dẫn đến nhiều rủi ro.
Việc Nam có hàng triệu người sở hữu tài sản số đông thứ hai thế giới, trong khi giao dịch tiền mã hóa có thể lên tới hàng tỷ USD/năm, nhưng không có hành lang pháp lý rõ ràng. Điều này dẫn đến các rủi ro như lừa đảo, rửa tiền, thất thu thuế, vốn đầu tư ra nước ngoài thay vì đóng góp vào nền kinh tế chính thống.
Theo quan điểm từ các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp là Việt Nam cần sớm hợp pháp hóa tài sản số để tránh tụt hậu, mất lợi thế so với các nước như Singapore, Thái Lan... Việc quản lý tiền mã hóa có thể giúp tăng minh bạch tài chính, phòng chống tham nhũng và rửa tiền.

-
Bộ Tài chính nói về tiến độ thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa -
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng -
Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào? -
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB -
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư -
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển