-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã
-
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
-
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam
-
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
![]() |
CPI tăng trong khi 5 năm không tăng phí, cộng với việc đầu tư thêm cho tuyến đường là lý do được chủ đầu tư đưa ra cho đề xuất thay đổi lần này |
Trong văn bản trả lời doanh nghiệp được Bộ tài chính phát đi giữa tuần này, Vụ Chính sách thuế cho biết quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án của Bộ Giao thông Vận tải năm 2011 đã xác định mức thu phí cho tuyến cao tốc này là 1.500 đồng mỗi km, thu trong vòng 28 năm và doanh nghiệp được điều chỉnh tăng 10% mỗi lần trong 5 năm. Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì chưa nên tăng mức phí trên tuyến đường này.
Hồi đầu tháng, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng chưa nên có sự thay đổi mức phí tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Trước đó, trong kiến nghị gửi hai bộ, chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề xuất được nâng mức phí từ 1.500 đồng/km lên 2.000 đồng/km. VEC đưa ra lý do là đã 5 năm qua, mức phí không có sự thay đổi, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng khoảng 21% so với thời điểm đưa tuyến đường vào khai thác vận hành năm 2011.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho hay từ cuối tháng 12/2015, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và hiện đại hóa tuyến đường, VEC đã hoàn thành lớp bê tông nhựa tạo nhám cùng với các hạng mục phụ trợ như an toàn giao thông, mở rộng trạm thu phí, hệ thống kiểm soát, điều hành giao thông thông minh (ITS)... với giá trị đầu tư khoảng 590 tỷ đồng, đảm bảo là tuyến cao tốc hiện đại nhất cả nước. Kể từ 20/02/2016, tất cả các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc này cũng được phép điều chỉnh tốc độ tối đa lên 120km/h.
Câu chuyện phí BOT giao thông hiện là một vấn đề khá nhạy cảm. Tại kiến nghị gửi Thủ tướng để chuẩn bị cho cuộc gặp của người đứng đầu Chính phủ với các doanh nghiệp diễn ra ngày 29/4, nhiều hiệp hội doanh nghiệp các địa phương đã bày tỏ bức xúc trước tình trạng phí đường bộ tăng cao.
Hiệp hội doanh nghiệp Thái Bình dẫn chứng, chỉ một đoạn đường từ tỉnh này đi Hà Nội hơn 100 km mà có tới 4 trạm thu phí. Trong đó có đoạn vừa mới phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ có giá 45.000 đồng đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống, làm cho chi phí của doanh nghiệp vận tải vốn đã cao nay lại càng cao hơn.
Đại diện các doanh nghiệp quận Hải An (Hải Phòng) cũng cho rằng cần xem xét lại giá cước vận tải cho tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khi mà mức phí áp dụng hiện nay trên toàn tuyến là quá cao.
Các doanh nghiệp mong muốn cần có sự minh bạch như chi phí để làm mỗi km đường tốn bao nhiêu tiền, dự án được thu phí bao nhiêu năm thì nhà đầu tư thu hồi đủ vốn bỏ ra…

-
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường -
Cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng mỗi năm để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học tới -
Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng” -
Giảm đến 20% phí khi xin cấp lý lịch tư pháp trực tuyến năm 2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"