-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang có mức thu phí 1.500 đồng/phương tiện chuẩn/km. Ảnh: VEC |
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) mới có đề xuất Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức thu phí đối với các xe loại tăng thêm 500 đồng/phương tiện chuẩn/km trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Cụ thể mức thu phí được VEC đề xuất tăng từ 1.500 đồng/phương tiện chuẩn/km lên 2.000 đồng/phương tiện chuẩn/km, áp dụng từ ngày 15/5 tới đây.
Tuy nhiên, thông tin từ phía Bộ GTVT cho biết, vấn đề này đang được lãnh đạo bộ và các đơn vị liên quan trao đổi để đi đến thống nhất. Trước mắt, Bộ GTVT chưa đồng ý với đề xuất của VEC do đó chưa có việc thay đổi mức phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khởi công ngày 7/1/2006. Giai đoạn 1 của tuyến được đưa vào khai thác từ ngày 14/11/2011 và ngày 30/6/2012 hoàn thành toàn bộ và đưa vào khai thác toàn tuyến dài 50km. Từ khi đưa vào khai thác đến nay, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã phát huy hiệu quả vô cùng to lớn, tiết kiệm nhiều chi phí cho người dân, doanh nghiệp và mang lại lợi ích trên nhiều phương diện cho xã hội.
Từ cuối tháng 12/2015, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và hiện đại hóa tuyến đường, VEC đã hoàn thành lớp bê tông nhựa tạo nhám cùng với các hạng mục phụ trợ như an toàn giao thông, mở rộng trạm thu phí, hệ thống kiểm soát, điều hành giao thông thông minh (ITS) cũng được hoàn thiện đồng bộ với giá trị đầu tư khoảng 590 tỷ đồng, đảm bảo là tuyến cao tốc hiện đại nhất cả nước; và kể từ ngày 20/2/2016, tất cả các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc này đã được phép điều chỉnh tốc độ tối đa lên 120km/h.
Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 21% so với thời điểm đưa tuyến đường vào khai thác vận hành, trong khi đó VEC vẫn giữ nguyên mức thu phí như thời điểm bắt đầu đưa dự án vào khai thác giai đoạn 1 (ngày 14/11/2011) là 1.500 đồng/phương tiện/km.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung