
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Chứng khoán bùng nổ thanh khoản trong phiên giao dịch tỷ đô, VN-Index trở lại mốc 1.300 điểm
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi (Ảnh: VGP) |
Trong phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay (ngày 2/2), Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Cung cấp thông tin về tiến độ xây dựng dự thảo nghị định nói trên tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 2/2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính đã triển khai xong quy trình đánh giá tác động, tiến hành xin ý kiến của các bộ ngành, các tổ chức, các chuyên gia, bao gồm cả các tổ chức quốc tế.
Bộ Tài chính cũng đã tổng hợp và đã xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo quy trình, quy định và đến thời điểm này đang trong quá trình hoàn chỉnh bộ hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 65 để trình Chính phủ.
"Dự kiến, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ trong đầu tuần tới", ông Chi cho hay.
Thứ trưởng Bộ Tài chính kỳ vọng, Chính phủ sẽ sớm thông qua những nội dung Nghị định mới để các quy định thích ứng với tình hình thực tế, từ đó củng cố niềm tin của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành. Đồng thời, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Nghị định 65 được Chính phủ ban hành tháng 9/2022, sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích. Từ đó, mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành trong phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải bảo đảm đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư…
Tuy nhiên, theo TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, Nghị định 65 lại theo hướng thắt chặt, chưa phù hợp với bối cảnh hiện tại, khiến doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như đáp ứng các yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm, tài sản bảo đảm…
Do đó, nếu không chỉnh sửa kịp thời thì trong năm 2023, các doanh nghiệp sẽ rất khó phát hành trái phiếu.

-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Tập đoàn Đua Fat chật vật trả nợ trái phiếu -
Chứng khoán bùng nổ thanh khoản trong phiên giao dịch tỷ đô, VN-Index trở lại mốc 1.300 điểm
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới