-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Ông Nguyễn Văn Thân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam |
Thưa ông, mặc dù kết quả tăng trưởng năm 2022 rất ấn tượng, nhưng doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn là thông điệp được nhắc đến dày đặc cả ở trong và ngoài nghị trường. Vừa là đại biểu, lại vừa là doanh nhân, ông cảm nhận thế nào về tình hình kinh tế năm 2023?
Theo tôi, kinh tế năm 2023 sẽ khó khăn. Trước hết là do tình hình thế giới bất ổn, xung đột địa chính trị, cạnh tranh khốc liệt giữa các nước lớn khiến kinh tế toàn cầu rất bất định.
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam là kinh tế hội nhập, mở cửa rất sâu, nên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngoài.
Thách thức rất lớn, song như mong muốn của Tổng Bí thư là năm 2023 phải đạt được kết quả tốt hơn năm 2022 - điều mà cả hệ thống chính trị, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp, phải phấn đấu, vì năm 2022 đã rất thành công, với GDP tăng 8,02%. Nếu kinh tế đang lẹt đẹt thì tăng trưởng cao hơn không khó, nhưng đã ở mức như năm 2022 thì thực hiện được mong muốn nêu trên là rất khó.
Vì vậy, để có thể biến mong muốn thành hiện thực, thể chế vẫn cần đi trước một bước. Trong đó có 2 vấn đề mà tôi đặc biệt quan tâm.
Một là, về lâu dài, cần có thể chế cho kinh tế vùng, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận về Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hai là, cần sửa luật để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn, song cấp bách nhất là phải giải quyết dứt điểm, càng sớm càng tốt vấn đề trái phiếu doanh nghiệp.
Hệ lụy từ những cú sốc lớn trên thị trường tài chính, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp trong năm qua là không hề nhỏ. Giữa tháng 9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh từng đề cập, nghị định mới quy định điều kiện để phát hành trái phiếu cũng rất chặt, vẫn cần phải có hướng tháo gỡ. Như vậy, chắc khó có thể giải quyết vấn đề được sớm như ông mong muốn?
Rủi ro của thị trường trái phiếu thì đã rõ, nếu đến kỳ mà doanh nghiệp không trả được thì nhà đầu tư bị mất trắng số tiền đầu tư, nhưng Chính phủ cũng không thể đứng ra lo thay cho doanh nghiệp.
Hiện nay, phần lớn trái phiếu đến kỳ không trả được là của doanh nghiệp bất động sản. Lúc giá bất động sản cao vút thì doanh nghiệp hưởng lợi, vậy lúc khó khăn thì doanh nghiệp cũng không thể phó mặc hết cho Nhà nước.
Nhưng để lấy lại phần nào niềm tin cho nhà đầu tư, cho người dân, thì cơ quan chức năng và doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để tháo gỡ càng sớm càng tốt. Theo tôi, cần quan tâm giải quyết vấn đề của thị trường này ngay từ đầu năm.
Hiện nay, các doanh nghiệp có vấn đề về trái phiếu có thể chia làm 3 loại.
Thứ nhất, doanh nghiệp có những vấn đề quá lớn, không thể “cứu” được nữa thì đành chịu.
Thứ hai, doanh nghiệp đang làm ăn đàng hoàng thì cần tạo điều kiện về thể chế để họ có thể huy động trái phiếu một cách bình thường.
Thứ ba, đông nhất là các doanh nghiệp dạng “nhờ nhờ”, đang khó khăn vì đến kỳ mà không trả được. Các doanh nghiệp này đã tận dụng sự lỏng lẻo của cơ chế khi huy động, nhưng Nhà nước cũng cần chia sẻ với họ một phần, vì công tác quản lý nhà nước cũng có lúc lỏng lẻo, nên mới không phát hiện được kịp thời những vi phạm của họ. Vậy thì hai bên cần ngồi lại với nhau để nói hết những vấn đề nội tại của doanh nghiệp xem có hướng nào tháo gỡ không và tháo gỡ như thế nào.
Chẳng hạn, doanh nghiệp vẫn đang có tài sản, nhưng hiện tại không bán được, thì đưa về Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Công ty này sẽ định giá, rồi bảo lãnh cho doanh nghiệp với một tỷ lệ nhất định để doanh nghiệp có tiền trả cho nhà đầu tư. Đại diện cơ quan quản lý nhà nước sẽ thông tin tới các nhà đầu tư về các doanh nghiệp đã được cơ quan này xem xét năng lực tài chính, sẽ cam kết trả tiền cho người mua trái phiếu trong khoảng thời gian được xác định, tất nhiên có thể chỉ trả gốc hoặc lãi suất bằng với lãi suất tiền gửi, chứ không phải như cam kết ban đầu.
Với cách làm như thế, cộng thêm các tháo gỡ về thủ tục hành chính, tôi tin rằng, có thể giải quyết được phần nào những vấn đề của thị trường trái phiếu hiện nay.
Vậy còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung thì sao, thưa ông?
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chính sách được quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo tôi, cần linh hoạt hơn trong chính sách.
Cụ thể, cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp trong năm 2020 - 2021 có tăng trưởng, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ và giữ được việc làm cho người lao động. Đặc biệt, cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa để góp phần thực hiện mục tiêu chấn hưng văn hóa. Văn hóa là động lực quan trọng để phát triển đất nước, nhưng một mình nhà nước không thể lo hết được, nên rất cần có sự hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
Bên cạnh các vấn đề cần ưu tiên triển khai ngay như trên, thì ông có nói, về lâu dài, cần có thể chế cho kinh tế vùng?
Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Quốc hội thông qua. Trong quá trình thảo luận, khá nhiều ý kiến đại biểu rất quan tâm đến phát triển kinh tế vùng. Thời gian qua, kinh tế vùng chưa phát huy được hết tiềm tăng do thiếu cơ chế điều phối vùng, vì vậy, rất cần phải tính đến cơ quan hành chính cho kinh tế vùng như thế nào. Việc thành lập cơ quan này ở mức độ nào thì tuỳ thuộc quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng rất cần phải có cơ quan có đủ thẩm quyền và ngân sách để điều phối, chứ nếu chỉ giao cho một tỉnh đứng đầu trong phát triển kinh tế vùng thì không hiệu quả.
Cơ chế điều phối để phát triển kinh tế vùng, theo tôi, cần được đặc biệt quan tâm, khi Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Quốc hội quyết định.
-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi