-
Bến Tre: Khai mạc Lễ hội Hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh -
Chốt thi 3 môn vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo được chọn môn thi thứ 3 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học 2025 -
Hành trình tôn vinh tinh hoa Tết Việt của Home Hanoi Xuan
Thông tin bỏ kỳ thi vào lớp 6 tất cả các trường THCS từ mùa tuyển sinh 2025 khiến nhiều bậc phụ huynh “thở phào” vì áp lực thi cử của các con trong nhiều năm nay.
Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT có nêu rõ phương thức tuyển sinh THCS là xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD&ĐT hướng dẫn cụ thể đảm bảo thực hiện công bằng, khách quan, minh bạch và phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.
Với những trường phổ thông nhiều cấp học trực thuộc đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do cơ quan chủ quản hướng dẫn.
Kế hoạch tuyển sinh lớp 6 của các trường phải được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Với số lượng 5.555 hồ sơ đầu vào dự thi trường chuyên Nguyễn Tất Thành đẩy tỉ lệ lên 1 chọi 20 vào lớp 6 năm 2024. |
Trước đó, dự thảo quy chế cho phép các trường THCS có số học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì được thực hiện tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Tuy nhiên Thông tư đã chính thức bỏ nội dung này.
Cách đây 11 năm, năm 2014 Bộ GD&ĐT ra Thông tư số 11 ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT trong đó quy định phương thức duy nhất cho THCS là xét tuyển. Tuy nhiên đến năm 2018 Bộ ra Thông tư số 05 sửa đổi quy định này.
Theo đó các trường có số học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì phía Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Đó cũng là lý do vì sao các trường THCS chất lượng cao được phép mở các cuộc thi đầu vào lớp 6.
Không phủ nhận bước lọc đầu vào của các trường THCS giúp phân loại thí sinh, tuy nhiên cũng mang đến nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh khi mà cuộc đua vào bậc học THCS cũng gay cấn và khốc liệt không kém gì kỳ thi Đại học.
Đơn cử năm học 2024-2025, đa số là các trường chất lượng cao, trường tư và trường trực thuộc đại học như: THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội), THCS Nam Từ Liêm, THCS Thanh Xuân, THCS Cầu Giấy, THCS Lê Lợi, Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)… đều mở kỳ thi vào lớp 6 với số lượng hồ sơ nhiều đến mức cạnh tranh cao.
Tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, hơn 5.500 thí sinh đã tham dự kỳ thi đánh giá năng lực để vào lớp 6 trong khi trường chỉ tuyển 270 học sinh. Như vậy, tỷ lệ chọi vào trường là 1/20. Đây cũng là trường tại Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 6 cao nhất. Tiếp đến là Trường THCS Ngoại ngữ có tỷ lệ chọi là 1/18. Tại các trường như THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một học sinh phải cạnh tranh với khoảng 10 bạn khác để có suất học tại trường.
Kỳ thi vào các trường chuyên THCS hàng năm cạnh tranh gay cấn không khác gì kỳ thi đại học. |
Tuy nhiên Thông tư 30 có hiệu lực từ ngày 14/2 sẽ quay lại quy định cũ cách đây 11 năm.
Điều này đồng nghĩa với việc các trường THCS chất lượng cao tại TP. HCM và Hà Nội sẽ phải bỏ kỳ thi đầu vào lớp, chuyển sang hình thức xét tuyển.
Lý giải về điều này, Bộ GD&ĐT cho biết: Tinh thần của thông tư mới là giảm áp lực thi chuyển cấp cho học sinh tiểu học, vì vậy kể cả trường tư hay trường chất lượng cao cũng xét tuyển một cách đồng bộ mà không thi tuyển.
Theo Bộ GD&ĐT, Thông tư 30/2024 được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những nội dung phù hợp của Thông tư số 11/2014, bổ sung quy định mới phù hợp với bối cảnh giáo dục và xã hội. Thông tư mới xây dựng theo 3 nguyên tắc:
Thứ nhất, không gây áp lực tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội; với tinh thần gọn nhẹ, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính; phù hợp với chủ trương chuyển đổi số trong lĩnh vực GD-ĐT.
Thứ hai, có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, môn thi, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ; phù hợp với xu thế đổi mới.
Thứ ba, bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô; xây dựng được những quy định thống nhất trong toàn quốc; đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp, phân quyền, rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, các địa phương, các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu.
-
Bỏ thi tuyển vào lớp 6 tất cả các trường THCS từ mùa tuyển sinh 2025 -
Sinh viên đại học nên dùng AI ở mức độ nào? -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh -
Bỏ thi IELTS trên giấy sau ngày 29/3 -
Chốt thi 3 môn vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo được chọn môn thi thứ 3 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party