Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 28 tháng 12 năm 2024,
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Củng cố niềm tin, tâm lý, cảm hứng kinh doanh
Khánh Linh - 17/12/2022 15:07
 
Tháo gỡ điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất kinh doanh, sự tham gia của các khu vực kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công là những giải pháp Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh sau những dự báo về thách thức của năm 2023.
m
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu về tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023 tại Phiên toàn thể Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 5, chiều 17/12

Nhiều thách thức tiềm ẩn

Sang năm 2023, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí khó khăn hơn năm 2022. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu đầu tiên trong Phiên toàn thể, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, chiều ngày 17/12.

Lạm phát duy trì mức cao trên toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài kèm theo mất giá trị đồng tiền, giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng tại nhiều khu vực và quốc gia làm suy giảm sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực. Thị trường bất động sản ở nhiều nước gặp khó khăn hơn;  Khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, thất nghiệp gia tăng dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội và chính trị ở một số nước... một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế như Anh, Mỹ, Đức, Italia...

“Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn cầu gia tăng... sẽ tác động mạnh, kéo dài, trên phạm vi lớn tới hầu hết các quốc gia, nền kinh tế, ngay cả các dự báo lạc quan gần đây nhất cũng phải thận trọng hơn”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Mc dù gp nhiu khó khăn, thách thc, nhưng vi nn tng và quá trình phát trin tích cc thi gian qua, đặc bit là tkết quphòng chng dch Covid-19, nhanh chóng mca phc hi kinh tế, năm 2022 Vit Nam tiếp tc đạt được nhng kết ququan trng, khá toàn din trên hu hết các lĩnh vc. Quy mô, tim lc, sc cnh tranh ca nn kinh tế được nâng lên, tính tchủ được ci thin; givng n định kinh tế vĩ mô, bđảm các cân đối ln; cơ cu kinh tế tiếp tc dch chuyn sang chiu sâu, tăng độ mnn kinh tế, thu hút đầu tư trc tiếp nước ngoài (FDI) ln. 

Khu vc tư nhân đóng góp ngày càng ln và trthành mt động lc quan trng thúc đẩy phát trin kinh tế đất nước. Chính tr- xã hi n định, các lĩnh vc văn hoá, xã hi, môi trường, quc phòng, an ninh, đối ngoi chuyn biến tích cc, nim tin ca cng đồng doanh nghip và xã hi tăng lên ... góp phn ci thin không ngng đời sng ca người dân.

Tuy vậy, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, với độ mở của nền kinh tế lớn khoảng 200% GDP, khi những tác động từ bên ngoài và tồn tại tích tụ lâu nay của nền kinh tế tác động mạnh đến dư địa điều hành chính sách, thị trường vốn, thị trường bất động sản.

Từ nửa đầu Quý IV/2022 hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động việc làm của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới tình hình sản xuất, đầu tư, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực; lãi suất tăng nhanh tạo áp lực lớn về huy động vốn, tăng chi phí sản xuất; động lực thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do sức cầu suy giảm...

Bên cạnh đó, là quốc gia đang chuyển đổi và hội nhập nên nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro như năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao...

8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2023

.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Chính phủ chủ trì ngày 17/12. 


Để hóa giải, khắc phục những khó khăn, thách thức, giải quyết những điểm nghẽn phát triển của nền kinh tế, tận dụng cơ hội phát triển, huy động tối đa nguồn lực đầu tư toàn xã hội, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp... đạt mục tiêu phát triển KTXH năm 2023 và 5 năm 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc đến 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2023.

Một là, kiên định, nhất quán và bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước theo đúng Kết luận số 42-KL/TW của Hội nghị Trung ương 6 và Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

Hai là, lấy đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất.

“Hệ thống pháp luật phải thực sự tháo gỡ được những điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất kinh doanh, sự tham gia của các khu vực kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công; tạo dựng và củng cố niềm tin, tâm lý, cảm hứng kinh doanh; minh bạch, công khai hóa thông tin, cũng như trách nhiệm bảo vệ an toàn tài sản của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Trong nhóm này, định hướng chính là chủ động, tích cực nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình cấp có thẩm quyền trong năm 2023, nhất là các dự án luật có vai trò quan trọng để cơ bản xử lý các vướng mắc, khó khăn và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi)... hay hành lang pháp lý để khai thác không gian ngầm tại các đô thị lớn; đề án mang tính chiến lược để nhanh chóng tham gia chuỗi cung ứng chip bán dẫn, năng lượng hydro xanh...

Bà là, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, nhất là dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đường ven biển, vành đai 4 TP. Hà Nội, vành đai 3 TP. HCM...

Bốn là, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển...

Năm là, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó hoàn thành đầu tư Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hòa Lạc, đẩy nhanh việc thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo tại một số địa phương động lực ở các vùng, miền; thiết lập và tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.  

Đẩy mạnh công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy việc tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Đẩy nhanh việc thực hiện thực chất, hiệu quả hơn Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số mà trọng tâm là hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Sáu là, triển khai thực hiện tốt 06 Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng; ban hành quy chế phối hợp, thể chế liên kết vùng giai đoạn 2021-2030 nhằm phát triển đồng bộ, tạo sự liên kết giữa các vùng, gắn với liên kết các khu vực kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; xây dựng bộ máy vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực để thực  hiện hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều phối liên kết vùng sớm tạo ra các vùng động lực mới, cực tăng trưởng mới...

Bảy là, Thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH trong năm 2023 để tiếp tục tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế...

Tám là, chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; giữ vững an ninh chính trị; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

Bên cạnh việc thực hiện 03 công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành  mạnh, an toàn, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần tiếp tục thực hiện các định hướng lớn về phát triển bền vững như tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn... để hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững chính, đây cũng chính là mục tiêu chiến lược góp phần đẩy lùi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam.

"Bước sang năm 2023, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển, để vượt qua được một thế giới đầy biến động, đòi hỏi không chỉ riêng sự chung sức đồng lòng, sự nỗ lực, quyết tâm c ủa cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra mà còn phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, các chính phủ, tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước...,", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5.

Thách thức kinh tế 2023 ngày càng rõ nét
Bài toán ổn định kinh tế vĩ mô vẫn đầy thách thức, nhưng đó là mục tiêu mà kinh tế Việt Nam phải giữ được.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư