
-
Bộ Xây dựng không còn Vụ Quản lý doanh nghiệp
-
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore: Triển vọng hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới
-
Bộ trưởng Tô Lâm: Sẽ sửa mẫu hộ chiếu mới, bổ sung nơi sinh
-
Sửa Luật Đất đai: Công khai, minh bạch để không ai phải sợ sai
-
55 năm ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng -
[Infographic] 55 năm ASEAN hình thành và phát triển: Những dấu mốc quan trọng
![]() |
Bộ Công thương yêu cầu mở đợt cao điểm kiểm tra giá bán hàng hóa. |
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Công điện gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.
Công điện này được ban hành trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh 4 đợt liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, nhưng giá bán hàng hóa, dịch vụ vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường triển khai đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm 2022.
Thông tin minh bạch về hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong chấp hành pháp luật về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, vật liệu xây dựng và trang thiết bị y tế phòng chống dịch.
Kịp thời báo cáo Bộ về tình hình biến động của giá cả thị trường hàng hoá nói chung và hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những mặt hàng lương thực, thực phẩm, thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, vật liệu xây dựng và trang thiết bị y tế phòng chống dịch, qua đó có những kiến nghị, đề xuất cụ thể về kiểm soát và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.
"Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố triển khai ngay kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm 2022; xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trên địa bàn được giao quản lý", Công điện nêu rõ.
Hôm 29/7, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có công điện yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.
Hàng hóa chưa giảm theo giá xăng dầu là lý do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, trong đó có giao cho Bộ Công thương trong phạm vi, lĩnh vực, thẩm quyền quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găn hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu trong nước đã qua 20 đợt điều chỉnh giá, trong đó 13 đợt tăng, 7 lần giảm, với mức giảm hơn 6.500 đồng mỗi lít xăng, nhưng đến thời điểm này giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn chưa giảm tương ứng theo giá xăng dầu.
Một số mặt hàng thiết yếu, nhất là thịt lợn tăng vọt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4%, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển do đó đã tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng.

-
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore: Triển vọng hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới -
Sửa Luật Đất đai: Nhìn thẳng vào “đại vấn đề” -
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Quốc sách cần tiếp thêm “nhiên liệu” -
Bộ trưởng Tô Lâm: Sẽ sửa mẫu hộ chiếu mới, bổ sung nơi sinh -
Sửa Luật Đất đai: Công khai, minh bạch để không ai phải sợ sai -
Hội thi “Nhà nông đua tài” 2022 chú trọng số hóa kinh tế nông nghiệp -
Đu bám giá xăng
-
CADA đánh dấu trăm năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”
-
Herbalife đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Para ASEAN Games 11