Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và nhất quán nguyên tắc không hồi tố
Kỳ Thành - 02/05/2019 18:37
 
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang rà soát hệ thống luật pháp để tạo môi trường kinh doanh ngày càng tốt hơn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể yên tâm vì nguyên tắc không hồi tốt của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Trả lời kiến nghị, thắc mắc của các doanh nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ổn định luật pháp, có khả năng dự báo được, có tính thống nhất trong hệ thống luật pháp là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm, quyết định đầu tư, cũng như sự thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư.

"Chính phủ xuông xác định vấn đề ổn định luật pháp và thống nhất luật pháp là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam", ông Dũng nói.

Trên cơ sở đó, có 2 vấn đề:

Thứ nhất, về tính thống nhất luật pháp: có một số mâu thuẫn chồng chéo giữa các luật với nhau. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cùng với các bộ ngành đang rà soát lại hệ thống pháp luật để đưa ra phương án hoàn chỉnh, tránh sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong hệ thống luật với nhau.

Thứ hai, về sự ổn định hệ thống luật pháp, Bộ trưởng cũng đồng tình với các ý kiến cho rằng cần có quy định trong quá trình chuyển đổi để các doanh nghiệp có đủ thời gian, nguồn lực, điều kiện để thực thi hệ thống pháp luật mới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý các doanh nghiệp yên tâm, bởi hệ thống pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và nhất quán nguyên tắc không hồi tố, tức là các chính sách pháp luật ra sau mà có tác động ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp được áp dụng cái có lợi. “Cái nào bất lợi thì các doanh nghiệp không phải áp dụng hệ thống này”, Bộ trưởng Dũng nói.

Liên quan đến các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Dũng đánh giá, đây là loại hình doanh nghiệp có tính chất đặc thù, khác biệt. Hiện nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách và đang xây dựng rà soát để sắp tới loại bỏ các vướng mắc khi gia nhập và rút lui khỏi thị trường để phù hợp với đặc điểm và tính chất đặc thù của loại hình này.

Sự phát triển của kinh tế tư nhân: Tài năng, thức thời hay thân hữu?
Chưa đầy ba thập niên, kể từ khi được thừa nhận chính thức đến khi được khẳng định là động lực quan trọng trong Nghị quyết số 10-NQ/TW,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư