-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm
Luật Hỗ trợ DNNVV là luật khung
Chiều qua (23/5), sau khi nghe các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), với tư cách người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã "làm rõ" một số ý kiến của các đại biểu.
Theo đó, một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, đó là Luật Hỗ trợ DNNVV được thiết kế theo luật khung hay luật chi tiết, bởi nhiều nội dung quy định còn chung chung, cần quy định cụ thể hơn.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đúng như ý kiến của đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng), đó là hiện có hai luồng ý kiến, ý kiến ủng hộ là luật khung thì cho rằng dự thảo chi tiết ảnh hưởng đến tính ổn định của luật, ý kiến ủng hộ là luật chi tiết thì cho rằng dự thảo còn chung chung.
“Nếu là luật khung thì tùy thuộc vào tình hình thực tế, mục tiêu hỗ trợ trong từng thời kỳ và nguồn lực của ngân sách nhà nước, Chính phủ sẽ linh hoạt hơn và sẽ có những quy định phù hợp hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi về Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Quốc hội |
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Dự thảo Luật còn 7 điều giao Chính phủ quy định chi tiết, như về tiêu chí xác định DNNVV thuộc diện được hưởng hỗ trợ, 3 nội dung quy định về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của 3 quỹ… Điều này là nhằm bảo đảm linh hoạt phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế từng thời kỳ. Luật chỉ đưa ra những quy định khung và nguyên tắc để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết.
Cũng chính vì lý do này, cùng với việc trình thông qua Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, sẽ có 4 nghị định được ban hành kèm theo. Và Luật sẽ đi vào cuộc sống bằng các nghị định của Chính phủ.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi đọc báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật cũng khẳng định, Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV được thiết kế theo hướng những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp mà các luật khác đã quy định thì luật này chỉ quy định nguyên tắc chung hoặc dẫn chiếu để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật.
“Nội dung của Luật mang tính khung chính sách và để triển khai thực hiện sẽ cần tiếp tục quy định cụ thể hoá trong văn bản hướng dẫn thi hành. Một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng quy định theo hướng như vậy. Không quốc gia nào có Luật quy định chi tiết toàn bộ nội dung cụ thể về hỗ trợ DNNVV”, ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, đối với Việt Nam, lần đầu tiên ban hành luật hỗ trợ cho sự phát triển của DNNVV, không thể quy định cụ thể toàn bộ nội dung hỗ trợ DNNVV mà cần phải có các văn bản hướng dẫn dưới luật. Trong điều kiện cho phép có thể từng bước pháp điển hóa những văn bản này như kinh nghiệm của các nước.
Thêm nữa, theo ông Thanh, để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, Luật này chỉ nêu nguyên tắc, nội dung hỗ trợ DNNVV, việc hỗ trợ cụ thể sẽ do các luật khác quy định. So với dự thảo Luật đã trình Quốc hội, dự thảo Luật lần này đã tiếp thu bỏ các quy định liên quan có thể dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo hoặc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Đấu thầu, các luật về khoa học công nghệ...
Chính sách hỗ trợ được thiết kế dựa trên nhu cầu của DNNVV
Phát biểu tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, các chính sách hỗ trợ DNNVV được đề xuất trong Dự thảo Luật là được thiết kế dựa trên nhu cầu của các DNNVV, chứ không phải là “có gì thì hỗ trợ nấy”.
“Chúng tôi đã khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp, các khó khăn, vướng mắc, các tồn tại, hạn chế hiện nay; tại sao các doanh nghiệp của ta không lớn lên được, tại sao không thành lập được, thành lập lên rồi tại sao hoạt động khó khăn… Những nhu cầu đó được tổng hợp và khái quát hóa lên thành những nội dung, và chúng tôi đã đưa vào thành 7 nội dung hỗ trợ chung và 3 nội dung hỗ trợ có mục tiêu. Tinh thần lần này là hỗ trợ dựa trên xác định nhu cầu của doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, thì Dự thảo Luật chính là một sự “chuyển hóa” tinh thần xây dựng một Nhà nước kiến tạo, tức là đã chuyển doanh nghiệp từ đối tượng quản lý thành đối tượng phục vụ, để đồng hành cùng phát triển.
Về 7 nội dung hỗ trợ chung trong Dự thảo Luật, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tinh thần chung là sẽ hỗ trợ cho các tổ chức trung gian để từ đó hỗ trợ lại cho các DNNVV, chứ không phải là hỗ trợ trực tiếp cho các DN, bằng ngân sách hay bằng các hình thức khác.
“Thế nên tất cả các DNNVV nếu đáp ứng được các điều kiện, các tiêu chí thì đều được sử dụng các hỗ trợ trung gian này, trừ 3 nội dung hỗ trợ có mục tiêu”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, nhiều đại biểu cho rằng, các quy định hỗ trợ ưu đãi thuế chưa được đề cập cụ thể trong Dự thảo Luật. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, Dự thảo Luật sẽ không quy định các mức thuế cụ thể, mà chỉ đưa nguyên tắc chung là sẽ “thấp hơn mức thuế phổ thông quy định tại luật thuế”.
“Tinh thần chung là sẽ kiến nghị để sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó sẽ quy định các DNNVV sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
-
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3 -
Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang