-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Quốc hội. |
Đăng đàn trước Quốc hội sáng 5/11, sau rất nhiều tranh luận về tác động của thủy điện nhỏ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nói, ông muốn cung cấp thông tin khách quan để Quốc hội có cái nhìn chính xác về hiện tượng mưa bão, lũ lụt, sạt lở nặng nề vừa xảy ra.
Dẫn báo cáo từ Uỷ ban quản lý rủi ro thiên tai của Liên hợp quốc, Bộ trưởng nhấn mạnh, thế giới đang chịu tác động biến đổi khí hậu với cường độ và tần suất thiên tai xảy ra tăng gấp 4 lần trong 40 năm qua.
Việt Nam, đặc biệt, lại nằm trong vòng bão Tây nam Thái Bình Dương, đứng thứ 7 trong số các quốc gia có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, là 1 trong 16 nước chịu tác động lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan, ông Hà nói.
Bộ trưởng khẳng định, trong bối cảnh đó, nguy cơ tác động tới con người đã được kéo giảm. Từ từ năm 2009, Việt Nam đã tiến hành chương trình nghiên cứu về lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi, miền Trung, Tây Nguyên và từ năm 2012 có chương trình điều tra biến đổi địa chất, cảnh báo sạt lở ở miền núi.
Vì thế, theo Bộ trưởng, kết luận những sự cố sạt lở vừa qua do thủy điện thì chưa chắc đã đúng. "Không nên suy đoán mà phải dựa trên cơ sở khoa học. Toàn bộ khu vực này nằm trong đứt gãy địa chất, đứt gãy phong hóa tạo ra độ gắn kết rất thấp, lại nằm trong địa hình đồi núi dốc. Quá trình đó làm cho địa chất bị nát vụn cùng với lượng mưa lớn dẫn đến nguy cơ sạt lở"- Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu tài nguyên và môi trường khái quát, thảm hoạ thiên tai tại miền Trung vừa qua là tổ hợp các dạng thái thiên tai cộng gộp lại. 4 cơn bão đến liên tiếp, trong đó bão số 9 mạnh nhất 20 năm qua. Hình thái áp thấp duy trì kéo dài ở miền Trung dẫn đến mưa lớn. Có những ngày ở Quảng Nam, lượng mưa tới 500mm/ngày.
“Điều đó có nghĩa là cả nửa mét nước trút xuống. Như vậy nghĩa là trời đổ nước xuống chứ không phải mưa nữa” – ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Về yếu tố địa chất, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường thông tin, ở những vùng sạt lở vừa qua, như Trạm 67 tại Phong Điền (Thừa Thiên Huế), tại Cha Lo, Đoàn 337 (Quảng Trị), Trà Leng, Trà Vân ở Nam Trà My (Quảng Nam), vùng sạt sở đều ở độ cao 300-900m.
Độ cao này, theo Bộ trưởng, ít liên quan đến vị trí thuỷ điện. Mà, những khu vực này đều nằm trong các đới đứt gãy địa chất. Đứt gãy tạo nên độ phong hóa 9-16 mét, tạo ra hình thái đá lẫn cát, sét, sỏi, độ gắn kết kém. Trạm 67, Đoàn 337… đều nằm ở khu vực có độ trượt, dốc lớn. Những khu vực này luôn tiềm ẩn sẵn hình thái đứt gãy, cộng với hiện tượng mưa trên 100mm thì đều có nguy cơ sạt lở, còn khi mưa đến 500mm thì làm tăng thêm trọng lượng, kéo sạt trượt mạnh mẽ.
“Những chuyện đã xảy ra, qua số liệu ban đầu có thể khẳng định như vậy. Còn tại các vị trí sạt sở, rừng đều đã phủ xanh toàn bộ chứ không phải núi trống, đồi trọc” – Bộ trưởng khẳng định.
Liên quan đến thuỷ điện nhỏ, theo Bộ trưởng, cần xem xét từ khâu quy hoạch, thiết kế, nếu không có hệ thống hồ chứa thì tình hình lũ lụt vừa qua còn khủng khiếp hơn.
“Lỗi không phải là thuỷ điện nhỏ. Ở Na Uy, đất nước này có vô số thuỷ điện nhỏ trên khắp lãnh thổ, đã mang lại hiệu quả khai thác tốt. Vậy thì vấn đề cần được nhìn nhận, đánh giá khách quan” - Bộ trưởng nêu quan điểm.
Ông Hà cũng thông tin, ngành đã dự báo trước 15 ngày về việc bão dồn dập, đã dự báo trước 2 ngày về khả năng mưa lớn trên diện rộng. Từ đó, các địa phương đã điều tiết, cắt lũ tốt. Nhìn chung, hệ thống hồ chứa tại các khu vực đã điều tiết được tới 39-70% lũ, đạt mục tiêu đề ra. Hạn chế ở đây, nếu có, chính là vì nhiều hồ chứa nhỏ, chưa đảm bảo cắt lũ được 100%.
Trước nhiều ý kiến đề cập thiên tai nặng nề hơn khi mất diện tích rừng tự nhiên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, nếu không chuyển đổi rừng tự nhiên thì với dân số 100 triệu, Việt Nam không có không gian để phát triển. Tuy nhiên, phải xác định các khu vực cần giữ là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Hiện chúng ta đang khủng hoảng trong tư duy lựa chọn các mô hình phát triển, đó là dựa vào khai thác tự nhiên hay trái với tự nhiên. Sự phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi - Bộ trưởng phát biểu và bày tỏ mong muốn các đại biểu ủng hộ, thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) - dự thảo luật đang còn nhiều quan ngại từ dư luận.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu