-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tranh luận tại nghị trường |
Sáng 5/11 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế, xã hội, ngân sách. Và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giơ biển tranh luận khá sớm
Báo cáo ĐTM phải công khai
Trước đó, chiều 4/11, sau ý kiến nhiều chiều của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã giải trình về thủy điện. Bộ trưởng khẳng định, thủy điện có cả những mặt tích cực và có cả những mặt hạn chế, tùy thuộc vào quản lý và các chính sách để xử lý các vấn đề có liên quan.
Đồng tình với Bộ trưởng là thủy điện có tính hai mặt, song đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) khi giơ biển tranh luận đặt vấn đề: hiện nay lấy thước đo nào để khẳng định rằng, thủy điện mặt tốt là ưu việt và mặt xấu chỉ là tạm thời.
Theo đại biểu Nhưỡng, trải qua đợt lũ lụt vừa qua, điều người dân nhìn thấy là thiệt hại vô cùng to lớn không thể tính toán được.
Hồi âm băn khoăn này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết hiện có những quy trình về pháp lý rất quan trọng, rất bài bản trong quản lý các dự án đầu tư để bảo đảm hiệu quả của các dự án. Cụ thể, căn cứ theo Luật Đầu tư, có báo cáo về kinh tế kỹ thuật, cạnh đó là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đây là những nhân tố cơ bản giúp các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư đánh giá xem dự án đó có hiệu quả hay không? Mức độ tác động tiêu cực thế nào?
Không dừng ở đó, các dự án này còn phải thoả mãn các giải pháp, biện pháp để giảm bớt các hạn chế tiêu cực để khai thác tốt các ưu thế cũng như lợi ích từ các dự án này.
Liên quan đến tác động của các dự án thuỷ điện đến rừng, trong giải trình, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh là trong giai đoạn trước kia thì rất nhiều dự án thủy điện chiếm dụng đất rừng tự nhiên. Nhưng hiện nay đã kiểm soát chặt chẽ phát triển thủy điện, không cho phép xây dựng vào rừng tự nhiên.
Tuy nhiên, đại biểu Nhưỡng cho rằng "đôi khi Trung ương, thậm chí kể cả địa phương chỉ đạo nhưng mà các đơn vị cũng không thực hiện. Chúng ta không kiểm tra, không xử lý".
Ông Nhưỡng cũng nhấn mạnh rằng Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quốc hội đều thống nhất một quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển và chúng ta từng đã có kế hoạch đóng cửa rừng, vậy thì hãy thực hiện đúng phương châm này.
Trao đổi lại, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, các dự án thuỷ điện có những khâu rất quan trọng, đầu tiên là phải bổ sung quy hoạch, khâu này xuất phát từ địa phương, địa phương căn cứ theo hướng dẫn như Thông tư 43 của Bộ Công Thương hướng dẫn xem xét các dự án thuỷ điện bổ sung quy hoạch trong đó nói rõ tiêu chí xây dựng đất là như thế nào, nếu vượt quá 10ha/1KW thì không được xem xét. Hoặc đất rừng tự nhiên thì cũng không được xem xét.
Khi bổ sung vào quy hoạch, Bộ Công Thương phải làm thủ tục xin ý kiến của tất cả các bộ, ngành liên quan như Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Công an… và nhiều cơ quan khác để bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cũng như mục tiêu ưu tiên trong các quy hoạch. Đây là khâu chốt chặn đầu tiên, trong đó quy trình đầu tư bao gồm cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, sau đó là quản lý dự án đầu tư.
"Tôi nhấn mạnh báo cáo ĐTM dự án rất quan trọng, giúp các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư thông qua, để bảo đảm rằng quy định của pháp luật, nhất là liên quan đến môi trường được đảm bảo. Vì vậy, các báo cáo ĐTM đều phải đăng công khai trên các trang điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để biết được có đảm báo hay không", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tháo dỡ "bom nổ chậm?
Trong thời gian tranh luận được giới hạn ba phút, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng trao đổi về cảnh báo của đại biểu Dương Trung Quốc về hệ thống các thủy điện nhỏ, 40, 50 năm nữa khi đã hết khấu hao, khi đã không còn hiệu quả kinh tế thì tất cả các công trình xây ở nơi rừng sâu, núi thẳm này sẽ là một quả bom nổ chậm thì nguồn nhân lực nào quản lý. Rồi hàng vạn mét vuông pin của điện mặt trời khi không sử dụng nữa, theo ông Quốc cũng sẽ là một nguồn gây ô nhiễm cần có chế tài để bảo đảm nguồn lực để giải quyết hậu họa đó.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, điều 118 và 127 Luật Xây dựng, Nghị định 46 liên quan đến Luật Điện lực đều có hướng dẫn khi các dự án thuỷ điện hết vòng đời dự án phải thực hiện các yêu cầu của luật định, trong đó có việc đánh giá chất lượng của các hồ đập, các hướng sử dụng, hoặc tháo dỡ. Trong đó yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm tháo dỡ phải có phương án báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Còn về tấm pin có điện, Thủ tướng đã có quyết định giao Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng hệ thống quy chuẩn về tấm pin có điện cũng như phương án xử lý các tấm pin có điện khi dự án hết thời hạn.
"Trên nguyên tắc của luật định, các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm xử lý các tấm pin có điện. Trên thực tế chỉ có 3% từ tấm pin có một số các chất có thể liên quan đến môi trường. Các nhà cung cấp tấm pin có điện đều có hợp đồng với chủ đầu tư các dự án điện mặt trời để chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý các tấm pin có điện", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Những tấm biển tranh luận tiếp tục được giơ lên.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) nói: "Phát biểu như Bộ trưởng từ hôm qua đến giờ thì tôi thấy rằng mọi thứ chúng ta đều đúng cả, chỉ có trời là sai vì mưa nhiều quá. Bộ trưởng có nói là do chính quyền địa phương, do quy hoạch, do khâu tổ chức thực hiện tôi cho rằng chưa ổn".
Còn đại biểu Dương Trung Quốc cho biết, ông đã hỏi Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường và thấy có giải pháp hợp lý hơn. Tức là ngay từ đầu, chủ dự án đã phải đóng một khoản tiền như một phí môi trường để sau này xử lý khi dừng khai thác.
"Còn cách Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói là đến lúc nào xong thì phải xử lý. Tôi xin nói ngay câu chuyện tối thiểu thôi, khi lấy đất của dân, di dời dân có khi còn chưa đền bù đền bù cho họ, đừng nói đến chuyện mấy chục năm sau, ai là người giải quyết, bỏ tiền ra. Việc này chúng ta phải nhìn trước, phải có cách để nhà nước phải nắm đằng chuôi, còn doanh nghiệp có thể tìm mọi cách thoái thác, bỏ đi, ai làm gì được", ông Dương Trung Quốc nói.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu