
-
Thống nhất trình Dự thảo Nghị quyết về việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023
-
Đất đã đền bù để làm Sân bay Long Thành phải được sử dụng đúng mục đích
-
Đà Nẵng yêu cầu lựa chọn nhà thầu có năng lực kinh nghiệm thực tế
-
Cử tri Quảng Trị kiến nghị đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ -
Cần giải pháp toàn diện, căn cơ để tăng năng suất lao động
Trong phiên chất vấn lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu thêm một số thông tin để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể báo cáo thêm với Quốc hội.
Về khu nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua phản ánh của nhiều địa phương, cần phải tính toán kỹ. Ví dụ như Đà Lạt, hay cả tỉnh Lâm Đồng đều làm nông nghiệp công nghệ cao. Khi chúng ta xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng vào đó nhiều, nhưng các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào vườn ươm khoa học, công nghệ, nơi sản xuất giống, cây trồng, vật nuôi hoặc những nơi trình diễn khoa học, công nghệ…
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, hiệu quả phát huy còn thấp.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn (Ảnh Duy Linh) |
“Bây giờ chúng ta khoanh vùng khu nông nghiệp công nghệ cao, dùng tiền của Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng vào đó, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào đó thì liệu có hiệu quả hay không? Hay vấn đề ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào những vùng, khu vực được quy hoạch, nhưng không gọi là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì đang có ý kiến khác nhau”, Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm.
Do vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hy vọng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này, các bộ có liên quan, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thêm ý kiến đối với các nội dung quan trọng này.
Đối với vấn đề này, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết góp phần giúp bà con nông dân tăng năng suất lao động. Tuy nhiên thời gian qua, việc ứng dụng còn có nhiều hạn chế. Bà đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất.
![]() |
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) chất vấn trước Quốc hội. |
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đồng tình đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bộ Khoa học Công nghệ đang kết hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai ứng dụng đổi mới sáng tạo, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã tham gia, ứng dụng công nghệ mới vào phát triển nông nghiệp như Tập đoàn Lộc Trời sản xuất gạo, TH True Milk sản xuất sữa, Dabaco chăn nuôi...
Ngoài ra, có 290 doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ, 690 vùng sản xuất với 70% đạt tiêu chí vùng ứng dụng công nghệ cao và gần 2.000 hợp tác xã đã chuyển đổi công nghệ.
"Kim ngạch nông lâm thủy sản đạt 52 tỷ USD, đây là thành tựu chung của ngành nông nghiệp có phần đóng góp của khoa học công nghệ", Bộ trưởng Đạt cho rằng đây là con số "rất phấn khởi".
Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn nhiều rào cản. Để ứng dụng cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng hạ tầng, sản xuất, đào tạo nhân lực, trong khi đó tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng thiếu công cụ phòng ngừa như bảo hiểm, quỹ đầu tư.
Bộ sẽ nghiên cứu, sửa đổi cơ chế chính sách; đề nghị địa phương đảm bảo khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển đúng mục tiêu, định hướng; nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.

-
Thống nhất trình Dự thảo Nghị quyết về việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023
-
Vẫn quy định trường hợp thu hồi đất theo hướng liệt kê, phải có “van, khóa” chặt chẽ
-
Sửa Luật Đất đai: Vẫn khó thống nhất về đất cho dự án nhà ở thương mại
-
Đất đã đền bù để làm Sân bay Long Thành phải được sử dụng đúng mục đích
-
Đà Nẵng yêu cầu lựa chọn nhà thầu có năng lực kinh nghiệm thực tế -
Cử tri Quảng Trị kiến nghị đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm -
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ -
Cần giải pháp toàn diện, căn cơ để tăng năng suất lao động -
Đề xuất áp dụng thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn từ năm 2024 -
Tái cơ cấu nền kinh tế: Nhiều chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn để hoàn thành -
Chuyến công tác Hoa Kỳ và Brazil của Thủ tướng đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu đề ra
-
1 Cơ hội vàng cho ngành sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam
-
2 Phó thống đốc lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu
-
3 Hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 9 tháng
-
4 Kinh tế tiếp tục còn khó khăn, dự kiến GDP năm 2024 tăng 6 - 6,5%
-
5 Long An đề xuất cơ chế mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe
-
Marriott Bonvoy ra mắt 3 khu nghỉ dưỡng mới tại Nha Trang, Đà Nẵng và Hội An
-
Acuity Funding hỗ trợ 450 triệu USD vào hai dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Long
-
Chiến lược cạnh tranh trên thị trường đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp "màu mỡ"
-
Hàng chục ngàn chuyên gia cần nhà ở, thị trường Phú Mỹ thiếu nguồn cung
-
Công ty Tân Đệ trao hơn 17.000 suất quà Trung thu cho người lao động
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/9/2023