
-
Nguy kịch vì tự uống paracetamol quá liều
-
Hàng giả y tế tràn lan, xử phạt hành chính là chưa đủ
-
Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an, địa phương chống hàng giả
-
Chuẩn bị hợp nhất hệ thống y tế "siêu đô thị" gần 14 triệu dân
-
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn -
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch
Theo thông tin từ Bộ Y tế, kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đã được phê duyệt từ tháng 1/2025, và vắc-xin đã được phân bổ ngay từ tuần 1 và tuần 2 của tháng 2/2025.
![]() |
Tiêm chủng là biện pháp quan trọng để phòng chống dịch sởi. |
Tuy nhiên, đến đầu tháng 3/2025, một số tỉnh, thành phố mới bắt đầu triển khai tiêm chủng. Điều này cho thấy vẫn còn một số địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi chậm.
Từ đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 40.000 ca nghi sởi, trong đó có 3.447 ca dương tính với sởi, cùng với 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh này. Số ca mắc bệnh tăng cao đáng kể so với cùng kỳ năm 2024 (chỉ 111 trường hợp). Trong đó, miền Nam ghi nhận số mắc cao nhất, chiếm 57%, tiếp theo là miền Trung (19%) và miền Bắc (15%).
Một số tỉnh, thành phố có số ca mắc bệnh tăng cao như Cao Bằng (582 ca), Nghệ An (737 ca), Quảng Nam (499 ca), Đà Nẵng (2.043 ca), Khánh Hòa (1.661 ca), Đắk Lắk (621 ca), Gia Lai (1.879 ca), Kon Tum (624 ca), Đồng Tháp (1.202 ca), An Giang (1.046 ca), và Lâm Đồng (476 ca). Một số tỉnh, dù có số ca mắc thấp, nhưng vẫn cần chú ý đến công tác giám sát và phát hiện sớm, để không để dịch bệnh lây lan.
Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm chủng ngay sau khi có kết quả đánh giá nguy cơ từ các địa phương, nhưng việc tổ chức tiêm chủng thực tế đã bị chậm trễ.
Nguyên nhân chính là do cần thời gian để thực hiện các thủ tục liên quan đến viện trợ, kiểm định chất lượng, phân bổ vắc-xin, và các địa phương cũng cần thời gian để rà soát đối tượng tiêm chủng, tổ chức tập huấn trước khi triển khai chiến dịch.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết một số địa phương chưa chủ động trong việc đảm bảo nguồn vắc-xin và kinh phí tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi. Các địa phương cần cải thiện công tác thống kê, quản lý đối tượng tiêm chủng, đặc biệt là tại những vùng sâu, vùng xa và các khu vực đô thị lớn.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã khẩn trương tổng hợp nhu cầu vắc-xin của các tỉnh, thành phố và xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho đợt 2 của chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi năm 2025.
Bộ Y tế đã xác định nhu cầu vắc-xin của 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng năm 2024-2025), với tổng số khoảng 200.000 liều cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi và 900.000 liều cho trẻ từ 1-10 tuổi.
Về nguồn cung ứng vắc-xin, Bộ Y tế cho biết đã huy động được 500.000 liều vắc-xin sởi từ viện trợ của VNVC. Trong đó, 200.000 liều dành cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi và 300.000 liều dành cho trẻ từ 6-10 tuổi để triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng sởi.
Đồng thời, đối với nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin chứa thành phần sởi, các em sẽ được tiêm bù mũi thiếu bằng vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025 của Bộ Y tế, với khoảng 500.000 liều vắc-xin được sử dụng cho đối tượng này.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là ưu tiên tiêm cho trẻ em ở những khu vực có nhiều ca mắc bệnh. Đồng thời, chiến dịch tiêm chủng mở rộng cũng sẽ tiếp tục triển khai nhằm tiêm bù và tiêm vét cho các trẻ chưa được tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ các mũi.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam triển khai để đối phó với đợt bùng phát bệnh sởi. WHO và UNICEF cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác kiểm soát đợt bùng phát dịch sởi, đặc biệt là trong việc xây dựng chiến lược loại trừ bệnh sởi và triển khai các hoạt động truyền thông.
Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ. Các nhóm tuổi khác (6 - 9 tháng, 1 - 10 tuổi) cũng cần tham gia chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh thân thể, mũi họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày, và bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ mắc bệnh sởi bằng cách không để trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng nghi mắc bệnh sởi.
Bác sỹ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, với các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.
Sởi lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt trong môi trường đông đúc như trường học, khu dân cư. Gần 100% những người chưa có miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh. Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm phổi, viêm não, và có thể dẫn đến tử vong."
Bác sỹ Chính cũng lưu ý rằng thai phụ mắc sởi có nguy cơ bị sảy thai, thai lưu, hoặc sinh non. Hai đợt dịch sởi lớn nhất gần đây xảy ra vào năm 2019 và 2014. Đặc biệt, năm 2014, hơn 110 trẻ đã tử vong vì bệnh sởi.
Theo bác sỹ Chính, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi là vô cùng quan trọng. Tại các khu vực có dịch, trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc-xin sởi mũi 0. Trẻ cần tiếp tục tiêm các mũi vắc-xin sởi từ 9 tháng hoặc 12 tháng tuổi theo phác đồ tiêm chủng thông thường.
-
Chuẩn bị hợp nhất hệ thống y tế "siêu đô thị" gần 14 triệu dân -
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn -
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch -
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19 -
Ngành Y tế ra quân tháng cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Tin mới y tế ngày 22/5: Thành công ca ghép xương vi phẫu cho trẻ mắc dị tật hiếm -
Covid-19 đã được xếp vào nhóm B, người mắc bệnh có cần cách ly y tế?
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số