-
Vĩnh Phúc: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phấn đấu trở thành cơ quan đầu mối giữa chính quyền và doanh nghiệp -
Pin năng lượng mặt trời liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại -
Tập đoàn Ngân Tín "bắt tay" Key Partners xuất khẩu gỗ nội thất, nhà lắp ghép đi Mỹ -
Sử dụng C/O ưu đãi theo các FTA tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024 -
Petrovietnam bứt phá, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia -
Soi thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc phía Nam
Không chấp nhận nhập nhèm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa tổ chức hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT). Đây là quy chuẩn có khái niệm “sữa tiệt trùng” dùng để chỉ loại sữa dạng lỏng làm chủ yếu từ sữa bột nhập khẩu, tồn tại trong 5 năm qua. Tên gọi này được dùng ghi lên hộp sữa bán ra khiến người dùng lâu nay không phân biệt được đây là sữa tươi hay pha ra từ sữa bột.
Cục trưởng An toàn thực phẩm Lê Thanh Phong cho rằng, dù quy chuẩn hiện hành đóng góp quan trọng trong phát triển ngành sữa 5 năm qua nhưng có bất cập là “cứ sữa dạng lỏng là người tiêu dùng hiểu đó là sữa tươi”. Cùng với đó, tên gọi “tiệt trùng” (trong khái niệm sữa tiệt trùng) chỉ là biện pháp chế biến, không thể hiện bản chất nguyên liệu tạo ra nguồn sữa.
. |
Theo dự thảo của Bộ Y tế, khái niệm “sữa tiệt trùng” lần này được chia thành 3 khái niệm: “Sữa hoàn nguyên” (làm từ sữa bột; thành phẩm gần như sữa tươi), sữa pha lại (sản xuất từ sữa bột) theo đúng quy định quốc tế (Codex stan 206-1999) và tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học công nghệ ban hành (TCVN 11216:2015). Tên gọi “sữa hỗn hợp” được dùng để chỉ loại sữa làm từ cả sữa bột (hoặc sữa đặc) và sữa tươi.
Tại Hội thảo, hầu hết chuyên gia, nhà quản lý, đặc biệt là các hãng sữa đồng tình với dự thảo; cho dù sự thay đổi không hẳn là dễ chịu, đặc biệt là các nhà sản xuất sữa dạng lỏng từ sữa bột.
Ông Phong khẳng định, mục tiêu quan trọng nhất của lần sửa đổi này là hướng đến sự minh bạch cho người tiêu dùng nên các doanh nghiệp cần chia sẻ, thống nhất với ban soạn thảo. Cụ thể, ông Phong cho hay: Thế giới gọi sữa pha ra từ sữa bột là “sữa pha lại”; với “sữa hoàn nguyên” (cũng là loại sữa bột pha ra thành sữa nước nhưng thành phần chất dinh dưỡng gần như sữa tươi, dù Việt Nam chưa có nhưng quốc tế đã có, tương lai Việt Nam cũng có) nên dự thảo đưa vào để đón trước quá trình hội nhập. “Chúng ta không thể dùng những khái niệm mà quốc tế không có hoặc chúng ta có mà quốc tế không có”, ông Phong khẳng định.
Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho hay, pháp luật hiện nay quy định người tiêu dùng có quyền được thông tin; thông tin, tên gọi của sản phẩm không được phép để người tiêu dùng hiểu nhầm về sản phẩm. “Vì vậy, việc thay đổi khái niệm lần này là rất cần thiết”, ông Hùng nói.
Tại Hội thảo, hầu hết các doanh nghiệp tham gia đều đồng tình với sửa đổi này, trong đó có các hãng sữa lớn như Mộc Châu, IDP, Cô gái Hà Lan, TH true MILK.
Khuyến khích, bảo vệ ngành chăn nuôi bò sữa
Ngoài mục tiêu minh bạch cho người tiêu dùng, phù hợp thông lệ quốc tế, Cục An toàn thực phẩm cũng đặt ra mục tiêu minh bạch trong sản xuất sữa và hướng tới hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, sản xuất sữa tươi trong nước.
Khác với sự thận trọng trước đây trong việc sửa đổi tên sữa, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam (nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm) Trần Quang Trung cũng cho rằng, việc sửa đổi khái niệm sữa lần này là cần thiết. Ông Trung cũng dẫn ra con số: Hiện nay, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 700 triệu USD (khoảng 15.000 tỷ đồng mỗi năm) sữa bột; trong khi nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, ngành chăn nuôi bò sữa những năm gần đã có bước phát triển mạnh; tiến tới thay thế dần sữa bột nhập khẩu.
Điểm chưa thống nhất cao là có hay không nên dùng khái niệm “sữa tươi” hoặc sử chỉ sử dụng một khái niệm sữa tươi chung; thay vì chia ra 3 khái niệm sữa tươi nguyên chất (không bổ sung vi chất), sữa tươi (có thể bổ sung vi chất như đường, nước hoa quả…) và sữa tươi tách béo (dùng cho người có nguy cơ béo phì) như dự thảo.
Ông Lê Thanh Phong giải thích: Các hãng sữa lớn trong nước đều sản xuất nhiều sản phẩm sữa tươi bổ sung đường hoặc nước hoa quả... Sản phẩm này không phải là “sữa tươi nguyên chất” nhưng cần gọi là “sữa tươi” để người dùng phân biệt được thành phần nguyên liệu của sản phẩm và “các hãng sữa bán được sản phẩm”.
Ông Tống Xuân Chinh, Cục trưởng Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần sử dụng khái niệm “sữa tươi nguyên chất”, “sữa tươi” để người tiêu dùng dễ nhận biết và giúp phát triển nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, “sữa tươi” là công cụ quan trọng để ngành sữa cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài (khó vận chuyển sữa tươi đến Việt Nam để bán).
-
Vĩnh Phúc: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phấn đấu trở thành cơ quan đầu mối giữa chính quyền và doanh nghiệp -
5 xu hướng văn hóa doanh nghiệp nổi bật trong năm 2025 -
Thép cán phẳng hợp kim của Việt Nam bị điều tra tự vệ tại Ấn Độ -
Pin năng lượng mặt trời liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại
-
Tập đoàn Ngân Tín "bắt tay" Key Partners xuất khẩu gỗ nội thất, nhà lắp ghép đi Mỹ -
Bigfa tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và sữa bột -
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - Đơn vị tiên phong trong sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam -
Ngân Tín Group: Hành trình khẳng định vị thế -
Sử dụng C/O ưu đãi theo các FTA tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024 -
Petrovietnam bứt phá, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia -
Soi thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc phía Nam
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai