
-
Cảnh báo về sai phạm trong sản xuất, công bố và quảng cáo mỹ phẩm
-
Dầu Phong thấp Trường Thọ không phép, không chuẩn, không an toàn
-
Siết chặt kiểm tra, giám sát kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
-
Tin mới y tế ngày 15/7: Hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
-
Rào cản khi triển khai bệnh án điện tử -
Bệnh nhân mắc cùng lúc hai loại ung thư có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, các doanh nghiệp bị thu hồi phiếu công bố đợt này bao gồm, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển HSD (Hưng Yên) và 6 doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, bao gồm: Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Human Offshore Partners, Công ty TNHH Liên minh HS, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Japan Connection, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ BB Việt Nam, và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển 3M-INTEL.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Các phiếu công bố bị thu hồi là tài liệu do cơ quan nhà nước cấp, xác nhận rằng sản phẩm mỹ phẩm đã được tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm công bố trước khi đưa ra thị trường. Mỗi phiếu có thời hạn hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp. Việc thu hồi có thể được thực hiện theo đề nghị tự nguyện của doanh nghiệp hoặc khi phát hiện vi phạm quy định pháp luật.
Lý do thu hồi trong đợt này được xác định là do các doanh nghiệp chủ động đề nghị rút phiếu công bố. Thống kê cho thấy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, Cục Quản lý Dược đã thu hồi khoảng 500 phiếu công bố đối với mỹ phẩm nhập khẩu theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp, bên cạnh hơn 100 phiếu bị thu hồi do vi phạm quy định.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Theo lãnh đạo Cục Quản lý Dược, việc doanh nghiệp rút phiếu công bố không có nghĩa sẽ được miễn xử lý nếu sau đó phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật.
Trước đó, cũng trong lĩnh vực y tế, ngày 21/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã thu hồi giấy đăng ký công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng của các công ty trên cả nước, chủ yếu theo đề nghị tự nguyện.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm kém chất lượng, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nhằm tăng cường công tác giám sát, ngày 23/5, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra đột xuất tại các lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế,...
Các tổ công tác sẽ hoạt động trong tháng cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kéo dài đến ngày 15/6.

-
Siết chặt kiểm tra, giám sát kinh doanh nguyên liệu làm thuốc -
Tin mới y tế ngày 15/7: Hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn -
Rào cản khi triển khai bệnh án điện tử -
Bệnh nhân mắc cùng lúc hai loại ung thư có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu -
Tin mới y tế ngày 14/7: Thay đổi lối sống để giảm tỷ lệ mắc suy thận -
Dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống -
Sữa rửa mặt Gammaphil 125ml bị thu hồi do không đúng thành phần theo công bố
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ