-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tập trung nguồn lực khôi phục sản xuất -
Bộ Công thương giải thích nội dung gây tranh cãi trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu -
Thủ tướng: Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp -
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa mới dự kiến tăng 20 ủy viên -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, đánh giá "tích cực" về nền kinh tế -
Doanh nghiệp đánh giá cao tiềm năng đầu tư vào Quảng Ngãi
Theo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, mức bội chi tính theo thông lệ quốc tế sẽ dưới 5% GDP vào năm 2015. Theo ông, liệu mục tiêu này có thực hiện được?
Việc giảm mức bội chi xuống dưới 5% GDP không chỉ là mục tiêu, mà còn là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
TS. Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội |
Để cụ thể hóa nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013 – 2015, với nhiệm vụ đặt ra là giảm mức bội chi từ mức 4,8% GDP trong năm nay xuống còn 4,7% GDP vào năm 2014 và năm 2015 giảm xuống còn 4,5% GDP.
Mức bội chi tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016 - 2020 để tiến tới cân bằng thu - chi.
Vấn đề đặt ra là, cách xác định bội chi của Việt Nam khác với thông lệ quốc tế. Nếu tính theo thông lệ quốc tế, thì mức bội chi sẽ khác, thưa ông?
Hiện tại, phần trái phiếu chính phủ huy động hàng năm không được hạch toán vào cân đối ngân sách, nên xác định mức bội chi chưa thực sự chính xác.
Đây là sự khác biệt cơ bản trong cách tính bội chi của Việt Nam so với các nước trên thế giới. Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi đang được Chính phủ xây dựng sẽ khắc phục bất cập này.
Tôi muốn nói thêm rằng, các mức bội chi nêu trên đã tính cả phần phát hành trái phiếu chính phủ theo đúng thông lệ quốc tế.
Nếu tính bội chi theo thông lệ quốc tế, thì bội chi của nước ta sẽ thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, năm 2012, mức bội chi tính theo quy định của Việt Nam là 140.200 tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP, nhưng nếu tính theo thông lệ quốc tế, con số này chỉ là 81.350 tỷ đồng, tương đương 2,76% GDP.
Thưa ông, nhưng nhiều người cho rằng, nếu tính theo thông lệ quốc tế, thì mức bội chi của nước ta sẽ cao hơn nhiều, chứ không giảm?
Có thể do nhiều người không hiểu hết sự khác biệt trong cách tính bội chi của nước ta với thông lệ quốc tế, nên mới nghĩ vậy.
Vậy theo ông, hiểu bội chi thế nào cho chính xác?
Theo quy định hiện hành, thu ngân sách nhà nước bao gồm khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước… Chi ngân sách nhà nước bao gồm khoản chi phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước…
Như vậy, nguồn thu từ huy động trái phiếu chính phủ không được tính vào thu ngân sách nhà nước, mà được hạch toán ngoài ngân sách nhà nước. Nhưng phần trả nợ thì lại được tính vào chi ngân sách, nên số bội chi mới tăng lên.
Cụ thể, năm 2012, ngân sách nhà nước trả nợ gốc 58.850 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm nay chi trả nợ gốc 30.284 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trả nợ gốc được tính vào chi ngân sách, nên bội chi tăng cao.
Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, các nước chỉ tính phần phần ngân sách trả lãi khoản vay từ nguồn huy động trái phiếu chính phủ, chứ không tính phần trả nợ gốc. Do đó, nếu tính theo thông lệ quốc tế, thì chắc chắn mức bội chi của Việt Nam không cao như vậy.
Nếu tính theo thông lệ quốc tế, thì bội chi tuyệt đối có giảm không, thưa ông?
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế ổn định, vững chắc, nên vẫn phải tiếp tục duy trì mức bội chi ở mức hợp lý.
Toàn bộ số tiền bội chi được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, năm nay, ngân sách nhà nước phải vay 162.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi, trong đó vay trong nước (thông qua phát hành trái phiếu chính phủ) 135.000 tỷ đồng. Năm 2014 và 2015, ngân sách dự kiến phải vay tương ứng 182.000 và 200.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi, trong đó vay trong nước tương ứng là 149.000 tỷ đồng và 160.000 tỷ đồng.
Về số tuyệt đối thì bội chi ngày càng tăng, còn về tương đối so với GDP, mức bội chi giảm dần do quy mô nền kinh tế ngày càng tăng.
Mạnh Bôn
-
Bộ Công thương giải thích nội dung gây tranh cãi trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu -
Thủ tướng: Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp -
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa mới dự kiến tăng 20 ủy viên -
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ 19
-
Việt Nam và Ireland ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, đánh giá "tích cực" về nền kinh tế -
Doanh nghiệp đánh giá cao tiềm năng đầu tư vào Quảng Ngãi -
Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Vẫn còn cán bộ, công chức đùn đẩy công việc, đã kỷ luật 1.338 người -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng ban -
Huế cần làm gì để xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10 -
2 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
3 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
5 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai