
-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh
-
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI -
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Giải pháp này được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đưa ra tại Hội nghị triển khai đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ diễn ra ngày 12/7 tại TP.HCM.
Ông Võ Trung Trực, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đường vành đai 3 phải thực hiện xong chậm nhất là quý III/2023.
Dự án có 3.863 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 1.476 hộ dự kiến phải bố trí tái định cư (TP.HCM 741 hộ, tỉnh Đồng Nai 100 hộ, tỉnh Bình Dương 515 hộ và tỉnh Long An 120 hộ). Tổng kinh phí để bồi thường hỗ trợ tái định cư là 41.589 tỷ đồng.
“Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cần thí điểm bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất, nếu làm như hiện nay vừa thu hồi vừa tái định cư thì kéo dài thêm ít nhất 6 tháng”, ông Trực nêu khó khăn.
![]() |
TP.HCM sẽ thu hồi đất dọc Dự án đường vành đai 3 để bán đấu giá, sau đó dùng số tiền này để đầu tư cho hạ tầng. Ảnh: Lê Toàn |
Theo tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Dự án đường vành đai 3 có khoảng 2.000 ha đất lân cận cạnh tuyến đường, đây là đất nông nghiệp ít dân cư sinh sống. Khi thu hồi diện tích đất này để đấu giá thì có thể thu được 100.000 tỷ đồng để làm đường.
Để có thể giảm số tiền bồi thường, ông Trực đề xuất bồi thường theo hướng đất đổi đất với diện tích tương đương người dân đang ở, đối với đất nông nghiệp dự kiến cũng quy đổi thành đất ở để đổi cho người dân.
“Nếu người dân đồng thuận làm theo hướng này thì sẽ giảm được tiền đền bù giải phóng mặt bằng từ ngân sách. Đồng thời, có nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông” ông Võ Trung Trực nêu giải pháp.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng, đây là sáng kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời đề nghị Sở hoàn thiện đề án để trình chính quyền thành phố trong tháng 7/2022.
Được biết, phần lớn các dự án giao thông tại TP.HCM bị chậm và đội vốn đều do chậm giải phóng mặt bằng. Đơn cử đường vành đai 2, TP.HCM ba đoạn còn lại dài hơn 11 km đang vướng mặt bằng cần số tiền đền bù lên đến 18.000 tỷ đồng.

-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh
-
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI -
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong -
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch Ninh Bình -
Chủ tịch Khánh Hòa kêu gọi nhà đầu tư cùng viết nên chương mới đầy hứa hẹn -
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế với cơ chế cạnh tranh
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu