-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Đợt bảo dưỡng tổng thể lần này sẽ diễn ra trong vòng 51 ngày, từ ngày 12/8 đến ngày 1/10/2020. Trong đợt bảo dưỡng này, BSR sẽ tiến hành các hạng mục quan trọng như thay thế các van trên đường ống khí, thiết bị tách tại cụm phản ứng và tái sinh xúc tác; sửa chữa ăn mòn của tháp tách propylene; thực hiện kiểm tra hệ thống bảo vệ sốc cho cụm máy nén khí; thay thế hệ thống điều khiển cụm phân xưởng bản quyền UOP; thay thế xúc tác của các cụm phân xưởng bản quyền UOP.
Ngoài ra, BSR cũng tiến hành nhóm công việc khác như sửa chữa, thay thế các van cao áp khu vực sản xuất hơi; làm sạch, thay thế sửa chữa các thiết bị trao đổi nhiệt; sửa chữa và sơn toàn bộ hệ thống ống ngầm dẫn nước biển làm mát; kiểm tra và bảo dưỡng hơn 1.400 van; đại tu, thay thế hệ thống bạc đạn chính của phao nhập dầu; đại tu 9 cụm máy nén chính; thay thế hệ thống điều khiển động cơ hạ cáp INSUM; kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật toàn bộ bên trong ống dẫn nhập dầu thô và rất nhiều hạng mục công việc khác.
Ông Trần Tấn Chức, Trưởng ban Bảo dưỡng Sửa chữa BSR cho biết: “Hơn 10 năm làm việc và trưởng thành ở nhà máy lọc dầu, chúng tôi có trải nghiệm với ba lần bảo dưỡng tổng thể nhà máy vào các năm 2011, 2014, 2017”.
Bài học lớn nhất mà BSR rút ra là dù công tác bảo dưỡng tổng thể đã được chuẩn bị rất chu đáo, chi tiết từ phạm vi công việc đến nguồn lực, quy trình, phương án, giải pháp… nhưng trong quá trình triển khai thực tế, luôn có những phát sinh mới, vấn đề kỹ thuật ngoài dự kiến.
Chẳng hạn, trong lần bảo dưỡng tổng thể lần 3, có nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh so với dự tính ban đầu, liên quan đến ăn mòn của các bó ống thiết bị trao đổi nhiệt E-1520, refractory tại cụm R&R, cyclone và bracing bar bên trong tháp tái sinh, hư hỏng hệ thống đường ống nước biển, nứt casing của máy nén MAB… “Điều này buộc chúng tôi phải tính toán lại thiết kế, đưa ra các giải pháp sửa chữa trong điều kiện vật tư không mua sắm kịp nhằm đảm bảo an toàn vận hành sau khi khởi động lại".
"Hay ở lần bảo dưỡng tổng thể thứ 2, chúng tôi phát hiện vấn đề hư hỏng bên trong cyclone của tháp tái sinh RFCC trong những ngày cuối của đợt bảo dưỡng. Toàn bộ đội ngũ BSR, từ lãnh đạo cho tới kỹ sư, công nhân đều nín thở, họp lên họp xuống không biết bao lần để tìm giải pháp. Cuối cùng, phương án mua gấp vật tư từ Mỹ và thực hiện chế tạo ngay tại công trường để lắp đặt được lựa chọn…”, ông Chức kể.
Ông Trần Tấn Chức (thứ hai từ phải sang) báo cáo tiến độ chuẩn bị Bảo dưỡng tổng thể lần 4 với Tổng giám đốc BSR Bùi Minh Tiến |
Lần bảo dưỡng tổng thể này diễn ra trong lúc BSR chịu tác động kép từ đại dịch Covid-19 và giá dầu suy giảm nên ngay từ đầu, lãnh đạo BSR đã rà soát và chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm tiết giảm chi phí.
Cụ thể, tăng số lượng công việc do BSR tự đảm nhận như đại tu các máy nén chính, kiểm tra các hệ thống điều khiển, thực hiện thay thế với sự hỗ trợ từ xa của chuyên gia, thay vì thuê họ đến công trường. Tổng khối lượng công việc do BSR tự thực hiện hơn 5.000 đầu mục.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuẩn bị cho đợt bảo dưỡng tổng thể như huy động chuyên gia, mua sắm, vận chuyển vật tư… khiến BSR phải lùi thời điểm thực hiện bảo dưỡng 2 tháng so với kế hoạch ban đầu. Đây lại là thời điểm Quảng Ngãi đang chuẩn bị bước vào mùa mưa bão và đặc biệt hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại mà tâm dịch là Đà Nẵng, rất gần với Quảng Ngãi.
BSR và nhà thầu đã xây dựng các kịch bản, giải pháp cụ thể để ứng phó như áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch đã được ban hành, chia đội/nhóm nhỏ ra làm việc, ăn ở tập trung tại các lán trại tạm để tăng cường khả năng giãn cách, hạn chế họp trực tiếp...
Nhân sự BSR và nhà thầu trên công trường chuẩn bị cho Bảo dưỡng tổng thể lần 4 |
Công việc đã diễn ra từ nhiều tháng nay từ chuẩn bị quy trình, lắp đặt thiết bị ngoài công trường đến công tác thương mại, công tác hậu cần, điều động chuyên gia, xin visa, thủ tục cách ly, tối ưu nhân sự, ghép chuyến bay… Đến ngày hôm nay, có thể nói là BSR đã sẵn sàng bước vào “chiến dịch 51 ngày đêm” với niềm tin chiến thắng.
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024