
-
Nhiều ngân hàng tăng mạnh vốn, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn
-
Vàng đảo chiều tăng trước áp lực thuế quan
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
Một bữa sáng đầy đủ của người Anh thường bao gồm bánh mỳ, thịt xông khói, xúc xích, trứng, bánh khoai tây, cà chua, nấm, đậu hầm. Tuy nhiên, theo hãng kiểm toán KPMG, nếu không đạt thỏa thuận thương mại mới với EU trước tháng 3/2019, Anh sẽ phải tuân theo các quy tắc đặt ra bởi Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
Điều này đồng nghĩa giá nhiều sản phẩm sẽ tăng lên. Và bữa sáng của người Anh có thể đắt hơn 13%.
![]() |
Bữa sáng của người Anh có thể đắt đỏ hơn đầu năm tới. Ảnh: AFP |
“Nếu Anh rời EU mà không có hiệp định thương mại, giá có thể tăng và thủ tục hành chính tại biên giới sẽ rất phức tạp”, KPMG dự báo. Anh đã bắt đầu cuộc đàm phán rời EU từ ngày 17/7.
KPMG cho rằng nước cam và dầu olive sẽ là hai nguyên liệu có giá tăng cao nhất, nếu theo quy định về thuế nhập khẩu của WTO. Giá của chúng có thể tăng lần lượt 34% và 30%.
Giá sữa, trứng và bánh mỳ sẽ đứng yên, vì chủ yếu lấy từ nguồn trong nước. Nghiên cứu cũng cho thấy kể cả các nguyên liệu cơ bản cũng có chuỗi cung ứng phức tạp, khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn vì thuế nhập khẩu.
Ví dụ, nước cam đóng chai ở Ireland, trong khi cam lại trồng ở Tây Ban Nha. Đậu được nhập khẩu từ Mỹ và chế biến tại Italy, rồi mới mang sang Anh.
Dù vậy, giá của rất nhiều sản phẩm đã tăng lên từ tháng 6 năm ngoái, khi đồng bảng lao dốc so với USD sau kết quả bỏ phiếu Brexit. Đến nay, bảng đã mất 14%, đẩy lạm phát tháng 5 lên cao nhất 4 năm.
Chi phí ăn uống tăng không phải là tác động tiêu cực duy nhất của Brexit. Số liệu của Visa cho thấy tiêu dùng tại Anh đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 6.
Khi giá các nhu yếu phẩm tăng, người dân buộc phải giảm chi tiêu. “Số tiền chi cho đồ ăn, thức uống tăng gần 2%, nhưng đồ gia dụng lại giảm đáng kể, do người dân giảm mua các sản phẩm đắt đỏ như đồ nội thất”, báo cáo của Visa cho biết.
Việc này còn kéo theo hệ lụy với các doanh nghiệp, do bất ổn về mối quan hệ giữa Anh và các đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Một khảo sát gần đây của Deloitte cho thấy khoảng 72% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh sẽ tệ hơn sau khi Anh rời EU. Tỷ lệ này cao hơn so với 60% quý trước và cũng là cao nhất từ tháng 6 năm ngoái.

-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng -
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank -
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu -
Phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số